Video hướng dẫn giải
PHẦN I
Video hướng dẫn giải
I - TRẮC NGHIỆM
1 - C | 2 - B | 3 - D | 4 - B | 5 - A | 6 - C |
7 - D | 8 - B | 9 - B | 10 - D | 11 - C | 12 - D |
PHẦN II
Video hướng dẫn giải
II - TỰ LUẬN
Câu 1 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương
2. Thân bài
2.1. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường
Câu 1: Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh:
- Thời gian: "Đêm khuya", "trống canh dồn" – nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã ⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an
- Không gian: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh ⇒ không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng
=> Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn
Câu 2: Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh:
- Từ “trơ” được nhấn mạnh: nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn, đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái
- Cái hồng nhan: Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng
=> Hai vế đối lập: “cái hồng nhan” >< “với nước non”
=> Bi kịch người phụ nữ trong xã hội
2.2 Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi
Câu 3: gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa
- "Chén rượu hương đưa": Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu
- "Say lại tỉnh": vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời
=>Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận
Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn e chề
- Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch:
+ "Vầng trăng bóng xế": Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua
+ "Khuyết chưa tròn": Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người
- Nghệ thuật đối → tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở
=> Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.
2.3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương
- Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:
+ Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu
+ Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”
+ Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh
+ Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt
=> Sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng
=> Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người
2.4. Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi
Câu 7: - "Ngán": chán ngán, ngán ngẩm
- "Xuân đi xuân lại lại": Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân
=> Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại => chua chát, chán ngán
Câu 8:
- "Mảnh tình": Tình yêu không trọn vẹn
- "Mảnh tình san sẻ": Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ
- "Tí con con": "tí" và "con con" đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn
⇒ Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con
⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ
2.5. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa
- Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6
- Sử dụng động từ mạnh: "xiên ngang", "đâm toạc".
3. Kết bài
- Khẳng định lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Thông qua bài thơ thể hiện giá trị hiện thực và bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của một nhà thơ “phụ nữ viết về phụ nữ”
Câu 2 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
- Quan điểm về nghề nghiệp mà bạn sẽ lựa chọn là gì? (có thể lựa chọn một trong ba quan điểm đã nêu, miễn là có giải thích thuyết phục. Song quan điểm đúng đắn nhất là: chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình).
- Đưa ra những lý do khiến bạn lựa chọn quan điểm đó.
- Bác bỏ những quan điểm sai lầm:
+ Lựa chọn nghề nghiệp mà không suy nghĩ.
+ Lựa chọn nghề nghiệp vượt quá khả năng thực tế của bản thân.
+ Cứ nhất quyết theo đuổi một cách viển vông nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích.
- Bàn luận mở rộng:
+ Cần có định hướng nghề nghiệp sớm để lên kế hoạch thực hiện cho được định hướng, mong ước ấy.
+ Lựa chọn nghề kết hợp giữa sở thích và năng lực thực tế của bản thân.
3. Kết bài
- Khái quát, mở rộng vấn đề