Video hướng dẫn giải
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 74 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)
a. Từ "lá" trong câu thơ "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo" dùng theo nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay cành cây, màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt.
b. Nghĩa chuyển của từ "lá":
- Lá gan, lá phổi, lá lách: chỉ bộ phận cơ thể người.
- Lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài: chỉ vật bằng giấy.
- Lá cờ, lá buồm: chỉ vật bằng vải.
- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ…
- Lá tôn, lá đồng, lá vàng: chỉ kim loại.
=> Cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ "lá": các vật được dùng kèm từ "lá" đều có điểm chung là có hình dáng mỏng nhẹ, dẹt như lá cây.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 74 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)
Có nhiều từ có nghĩa gốc chỉ một bộ phận trên cơ thể người nhưng có thể chuyển nghĩa chỉ cả con người.
VD: tay, chân, đầu, miệng, tim, mặt, lưỡi…
- Anh ta không muốn đối đầu với chân hậu vệ trong đội bóng (chỉ cầu thủ)
- Nhà đông miệng ăn, bao nhiêu vất vả đều dồn cả lên đôi vai bà Tú (đông người)
- Cô ấy là gương mặt nổi bật trong làng nhạc trẻ Việt Nam (chỉ ca sĩ)
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 (trang 74 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)
Các từ chỉ vị giác là mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi,… Một số ví dụ trong đó các từ này được chuyển nghĩa để chỉ:
- Đặc điểm của âm thanh, lời nói: Nói ngọt lọt đến xương, một câu nói chua chát,…
- Mức độ tình cảm, cảm xúc: Tình yêu ngọt ngào đã khiến chị rung động; Anh ta lại bịa ra một câu chuyện bùi tai để lừa gạt tất cả mọi người;…
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 4 (trang 74 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)
Tìm từ đồng nghĩa với từ "cậy", "chịu" trong hai câu thơ của Nguyễn Du:
- Đồng nghĩa với "cậy": nhờ.
- Đồng nghĩa với "chịu": nhận.
=> Tác giả không dùng các từ đồng nghĩa bởi nó không mang sắc thái biểu đạt cao, không thể hiện được sự tha thiết, khẩn khoản trong lời nói của Kiều.
Câu 5
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 5 (trang 74 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)
a. Chọn từ "canh cánh" vì khắc họa được tâm trạng day dứt triền miên của Bác Hồ.
b. Chọn từ "liên can" vì phù hợp về ngữ nghĩa và ngữ pháp.
c. Chọn từ "bạn" vì phù hợp về sắc thái trong khi các từ còn lại hoặc quá gần gũi thân mật, hoặc quá cụ thể không phù hợp với đối tượng là các quốc gia.