Soạn bài Tự tình (bài II) siêu ngắn nhất

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 19 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)

Hoàn cảnh và tâm trạng nhà thơ qua bốn câu thơ đầu:

- Hoàn cảnh:

+ Thời gian "đêm khuya": nhân vật trữ tình thao thức, tự đối diện với tâm sự của chính mình.

+ Không gian "nước non": mênh mông, tĩnh lặng, đối lập với con người bé nhỏ, tội nghiệp.

+ Âm thanh trống canh dồn gợi sự chảy trôi của thời gian, sự qua đi của tuổi trẻ.

+ Từ "trơ" đảo ra đầu câu cùng cách kết hợp với từ "cái hồng nhan" gợi cảnh ngộ cô độc, bẽ bàng, lạc lõng trước vũ trụ và cuộc đời rộng lớn.

- Tâm trạng:

+ "say lại tỉnh": trạng thái chìm trong nỗi đau thấm thía triền miên không thoát ra được.

+ "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn": biểu tượng cho hạnh phúc dở dang, hẩm hiu, không trọn vẹn.

=> Tâm trạng cô đơn, bẽ bàng, cay đắng khi hạnh phúc không trọn vẹn.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 19 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)

Phân tích câu 5,6:

- Hình tượng thiên nhiên "rêu", "đá" được miêu tả trong hành động mạnh mẽ, quyết liệt: "xiên ngang mặt đất", "đâm toạc chân mây")

+ Biện pháp đảo ngữ: vị ngữ ("xiên ngang mặt đất", "đâm toạc chân mây") đứng trước chủ ngữ ("rêu từng đám", "đá mấy hòn").

+ Đảo trật tự từ: danh từ trung tâm ("rêu", "đá") đứng trước các từ chỉ loại, chỉ lượng ("từng đám", "mấy hòn").

+ Các động từ mạnh: "Xiên ngang", "đâm toạc".

=> Làm nổi bật sức sống mãnh liệt ngay trong trong hoàn cảnh thử thách, là tâm trạng phẫn uất của con người, là sức sống, sức phản kháng và bản lĩnh vượt lên đau thương của con người.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 19 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)

Phân tích hai câu kết:

+ "Ngán": tâm trạng chán chường trước đời éo le, bạc bẽo, lận đận.

+ "Xuân" vừa là mùa xuân thiên nhiên, vừa là tuổi xuân.

+ Từ "lại" thứ nhất có nghĩa là thêm lần nữa, từ "lại" thứ hai nghĩa là sự trở lại kết hợp với cụm từ “lại lại” chỉ sự chảy trôi của thời gian.

+ Thủ pháp tăng tiến "Mảnh tình" – "san sẻ" - "tí" – "con con" => nhấn mạnh sự nhỏ bé, làm cho nghịch cảnh càng éo le, khiến tâm trạng càng thêm xót xa, buồn tủi.

=> Hai câu kết bộc lộ tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhân vật trữ tình.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 19 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)

- Bi kịch duyên phận dở dang, cô độc.

- Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.

=> Vừa đau buồn, vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

Luyện tập

Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

+ Giống nhau:

- Sử dụng thơ Nôm đường luật, mượn cảm thức về thời gian để thể hiện tâm trạng

- Cả hai bài đều là lời tự bạch, trải lòng mình của Hồ Xuân Hương.

+ Khác nhau:

- Bài I: Nỗi oán hận, nỗi sầu thảm bởi đến duyên mà chẳng gặp duyên. Dẫu vậy, vẫn còn niềm tin và sự ngạo nghễ để khẳng định "thân này đâu đã chịu già tom".

- Bài II: Nỗi chán ngán, chua chát bẽ bàng vì có cũng như không. Kết bài thơ, có bản lĩnh mấy Hồ Xuân Hương cũng không thể dấu được nỗi chán ngán vô cùng.

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Tâm trạng, nỗi lòng của nhân vật trữ tình trong cảnh cô đơn, lẻ loi.

- Phần 2 (bốn câu thơ sau): Thái độ vùng vẫy của nhân vật trước số phận nhưng vẫn không thể thoát khỏi nỗi sầu lẻ loi.

ND chính

Video hướng dẫn giải

Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng của "Bà Chúa Thơ Nôm".