Video hướng dẫn giải
Phần II
Video hướng dẫn giải
CÁCH BÁC BỎ
Câu 1 (trang 25 – 26 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
- Đoạn trích a:
+ Đinh Gia Trinh bác bỏ cách lập luận thiếu khoa học, mang tính suy diễn chủ quan của Nguyễn Bách Khoa.
+ Cách bác bỏ: đưa ra các lý lẽ và dẫn chứng để chứng minh lập luận của Đinh Gia Trinh chỉ là sự suy diễn vô căn cứ.
- Đoạn trích b:
+ Nguyễn An Ninh bác bỏ luận cứ sai lầm của nhiều người An Nam là “tiếng nước mình nghèo nàn”.
+ Cách bác bỏ: đưa ra thái độ bác bỏ rõ ràng, lấy dẫn chứng chứng minh tiếng Việt không nghèo nàn và truy tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch.
- Đoạn trích c:
+ Nguyễn Khắc Viện bác bỏ luận điểm “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” của nhiều người hút thuốc lá.
+ Cách bác bỏ: đưa ra lý lẽ và phân tích các dẫn chứng cụ thể về tác hại của thuốc lá với những người xung quanh.
Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
* Các cách thức bác bỏ:
- Nêu tác hại của vấn đề sai trái.
- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến vấn đề sai trái đó.
- Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của vấn đề.
Luyện tập
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 26 - 27 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):
Xác định | Đoạn a | Đoạn b |
Quan điểm bị bác bỏ | Quan điểm “Cứng quá thì gãy”, từ đó “đổi cứng ra mềm”. | “Thơ là những lời đẹp”, “Thơ là những đề tài đẹp”. |
Cách bác bỏ và giọng văn | + Sử dụng lý lẽ (Kẻ sĩ chỉ lo… ra mềm?) và dẫn chứng (Ngô Tử Văn). + Giọng văn: mạnh mẽ, dứt khoát, cương trực. | + Sử dụng dẫn chứng (thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyên Du, thơ nước ngoài, thơ trong nước…) |
Bài học về cách bác bỏ | + Sử dụng giọng văn phù hợp với đối tượng. + Kết hợp lý lẽ và dẫn chứng tiêu biểu. |
Câu 2 (trang 27 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):
* Bác bỏ quan niệm: “Không kết bạn với người học yếu”.
Đưa các các lý lẽ và tìm các dẫn chứng tiêu biểu để bác bỏ quan niệm trên:
- Học tập chỉ là một khía cạnh để đánh giá con người, bạn yếu trong học tập nhưng có những thế mạnh khác để ta học hỏi.
- Người học yếu nhưng có nhân cách, biết sẻ chia, trung thực còn tốt hơn người học giỏi nhưng không có nhân cách.
- Suy nghĩ “Không kết bạn với người học yếu” sẽ khiến ta ích kỷ, hẹp hòi. Thay vì xa lánh, ta nên giúp bạn những gì có thể.
- Không ai hoàn hảo và ta cũng vậy, cần biết chấp nhận và giúp đỡ những mặt yếu của nhau mới có tình bạn sâu sắc, bền chặt.