Biểu hiện nào sau đây không đúng với khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long
Đặc điểm khí hậu ĐBSCL: Cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm; lượng mưa rung bình năm lớn, tập trung vào các tháng mùa mưa: tháng V –XI
=> Nhận xét B, C, D đúng
=> Loại B, C, D
- ĐBSCL có địa hình thấp, bằng phẳng nên không chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ quét, sạt lở đất, vùng cũng ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão trong năm.
=> Nhận xét A không đúng với đặc điểm khí hậu của ĐBSCL.
Phương hướng chủ yếu hiện nay đối với vấn đề lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là
Lũ ở ĐBSCL là thiên tai diễn ra thường xuyên, điển hình của vùng, lũ đến chậm và kéo dài => bên cạnh những hạn chế ngập lụt thì lũ ở ĐBSCL còn mang lại nguồn lợi thủy sản giàu có.
=> Chủ động sống chung với lũ để khai thác hiệu quả những giá trị kinh tế mà lũ mang lại.
Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là
Mùa khô kéo dài
=> làm mực nước sông hạ thấp -> thiếu nước ngọt cho sản xuất + xâm nhập mặn diễn ra mạnh
=> Trong điều kiện diện tích đất phèn đất mặn lớn và mở rộng + thiếu nước trong mùa khô => việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của vùng.
So với Đồng bằng sông Hồng, thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long
- ĐBSCL là vùng đất mới được khai thác sau này => thiên nhiên trù phú, giàu có và còn một số vùng vẫn chưa bị tác động nhiều bởi các hoạt động kinh tế của con người.
- Ngược lại, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (nghìn năm văn hiến)
=> nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được khai thác và sử dụng với hiệu suất lớn, một số tài nguyên bi suy thoái do sử dụng quá mức. (đất sx nông nghiệp, môi trường nước, không khí…)
=> Vậy so với ĐBSH, thiên nhiên ĐBSCL có một số nơi vẫn chưa bị tác động nhiều.
Những định hướng chính đối với sản xuất lương thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng đầu của cả nước (diện tích và sản lượng đứng đầu cả nước, chiếm >50%).
=> Tuy nhiên, sản lượng lương thực cao chủ yếu do diện tích đất sx lớn (năng suất lúa còn thấp hơn so với ĐBSH)
=> Định hướng chính đối với sx lương thực của vùng trong thời gian tới là đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, áp dụng nhiều tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất, chất lượng lương thực.
Đồng thời tiếp tục khai thác các thế mạnh tự nhiên ở những vùng đất mới, còn nhiều tiềm năng.
Cho bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2000 và 2005.
Năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long (tạ/ha) năm 2005 lần lượt là
- Công thức tính:
Năng suất lúa = Sản lượng/Diện tích (tạ/ha)
- Áp dụng công thức:
+ Năng suất lúa cả nước (2005) = 35826,8/ 7329,2 = 4,89 tấn/ha = 48,9 tạ/ha
+ Năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long (2005) = 19298,5/3826,3 = 5,04 tấn/ha = 50,4 tạ/ha
=> Năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long (tạ/ha) năm 2005 lần lượt là 48,9 tạ/ha và 50,4 tạ/ha
Cho bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2000 và 2005.
Cho biết đâu là nhận xét không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước và đồng bằng sông Cửu Long:
Nhận xét:
- Diện tích lúa cả nước giảm (7666,3 xuống 7329,2 nghìn ha), trong khi sản lượng lúa vẫn tăng (32529,5 lên 35826,8 nghìn tấn).
=> Nhận xét A. Diện tích và sản lượng lúa cả nước tăng lên nhanh. => Sai
- Diện tích lúa ĐBSCL có xu hướng giảm (3945,8 xuống 3826,3 nghìn ha) trong khi sản lượng lúa vẫn tăng (16702,7 lên 19298,5 nghìn tấn)
=> Nhận xét B đúng
- Sản lượng lúa ĐBSCL chiếm 54,2% sản lượng lúa cả nước (năm 2005).
=> Nhẫn xét C đúng
- Diện tích lúa ĐBSCL chiếm 52,2% cả nước (năm 2005).
=> Nhận xét D đúng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết ở đồng bằng sông Cửu Long có các khu kinh tế ven biển nào sau đây?
Xem kí hiệu khu kinh tế ven biển => xác định các khu kinh tế ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long (Atlat Địa lí Việt Nam trang 29)
=> Xác định được các khu kinh tế ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long là Định An, Năm Căn, Phú Quốc.
Đồng bằng sông Cửu Long không tiếp giáp với
Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với Đông Nam Bộ ở phía Đông Bắc; giáp biển Đông (trong đó có vịnh Thái Lan) ở phía Tây, Nam và phía Đông; phía Bắc giáp Campuchia. Vùng không tiếp giáp với Tây Nguyên.
Vai trò chủ yếu của rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là
Vai trò chủ yếu của rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là đảm bảo cân bằng
sinh thái, phòng chống thiên tai.