Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta xếp thứ 3 sau
Dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á, sau In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.
Dân số nước ta đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á?
Dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á, sau Indonexia và Philippin.
Căn cứ vào Atlat trang 16, dân tộc ít người có dân số đứng thứ 3 ở Việt Nam là
Căn cứ vào Atlat trang 16, dân tộc ít người có dân số đông nhất là Tày (1,63 triệu người), tiếp theo là dân tộc Thái (1,55 triệu người), Mường (1,27 triệu người),…
Đặc điểm nổi bật về dân cư của Đồng bằng sông Hồng là
Đồng bằng sông Hồng là vùng tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước với mật độ dân số cao nhất 1225 người/km2
Phát biểu nào không đúng khi nói về phân bố dân cư nước ta?
Đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta: Dân cư phân bố không đều trên phạm vi cả nước, dân cư phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển còn phân bố thưa thớt ở miền núi và phần lớn dân cư sinh sống ở các vùng nông thôn.
Nước ta có khoảng bao nhiêu người sống ở nước ngoài?
Nước ta có 3,2 triệu người Việt sinh đang sinh sống ở nước ngoài; tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước châu Âu.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi hình dạng tháp dân số năm 2007 so với năm 1999?
Quan sát hai tháp tuổi năm 1999 và năm 2007 (Atlat ĐLVN trang 15): So với năm 1999, hình dạng tháp tuổi năm 2007 có xu hướng là thu hẹp đáy tháp, thân tháp mở rộng và đỉnh tháp tù hơn.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh nào sau đây phổ biến mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2?
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 15:
B1. Đọc bảng chú giải để nhận biết kí hiệu mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.
B2. Xác định tỉnh có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2 là Sơn La (nền chủ yếu màu nhạt). Lai Châu và Kon Tum nền vàng nhạt (dưới 50 người/km2) còn Thái Nguyên nền vàng đậm (từ 101 – 200 người/km2).
Hậu quả của gia tăng dân số nhanh về mặt môi trường là:
Hậu quả của gia tăng dân số nhanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, gây sức ép về mặt môi trường, sức ép về khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường,…Như vậy, về mặt môi trường dân số tăng nhanh sẽ không đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Hiện nay, dân số nước ta thuộc nhóm
Nước ta đang có cơ cấu dân số vàng với dân số từ độ tuổi lao động (từ 15 – 59 tuổi chiếm khoảng 70% dân số). Cơ cấu dân số vàng ở nước ta đang có sự già hóa, vì vậy nếu chúng ta không biết sử dụng nguồn lao động trẻ hiện tại để phát triển kinh tế thì đó là một lãng phí cực kì lớn.
Đặc điểm nào không đúng với dân cư, dân tộc ở nước ta?
Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng núi, vùng sâu vùng xa nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Mặc dù cuộc sống ngày càng được nâng cao, cải thiện nhưng mức sống vẫn rất thấp.
Gia tăng tự nhiên đã giảm nhưng mỗi năm nước ta vẫn thêm khoảng 1 triệu người là do:
Dân số nước ta đông và cơ cấu dân sô trẻ => số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều nên mặt dù gia tăng tự nhiên đã giảm nhưng mỗi năm nước ta vẫn thêm khoảng 1 triệu người.
Đâu là đặc điểm phân bố dân cư nước ta hiện nay?
Dân cư nước ta phân bố không hợp lí giữa thành thị và nông thôn. Tập trung chủ yếu ở nông thôn (73,1% năm 2005) và ít hơn ở thành thị (26,9% năm 2005). Khu vực miền núi, trung du có dân cư thưa thớt khoảng 25% còn khu vực đồng bằng và ven biển tập trung 75% dân số.
Do thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình nên tỉ suất sinh ở nước ta
Do kết quả của việc thực hiện kế hoạch hóa dân số và gia đình (mỗi gia đình chỉ nên có 1 – 2 con, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn,…) đã góp phần làm giảm tỉ lệ sinh và tỉ suất sinh ở nước ta tương đối thấp.
Phát biểu nào không đúng với ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa cần rất nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật, có trình độ và thích ứng được với sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh.
=> Như vậy, nhận định đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển sẽ sử dụng ít lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật trong sản xuất là không đúng.
Do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn nên Tây Bắc là vùng có
Do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn nên Tây Bắc có dân cư thưa thớt, vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước (69 người/km2).
Nhân tố đóng vai trò quyết định đến phân bố dân cư nước ta hiện nay là
Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,... Ví dụ: Đông Nam Bộ có lực lượng sản xuất có chuyên môn, kĩ thuật, có nhiều trung tâm công nghiệp, dịch vụ phát triển nên tập trung nhiều dân cư. Còn các vùng miền núi chủ yếu sản xuất nông nghiệp lạc hậu, máy móc thô sơ,… dân cư tập trung ít, thưa dân,…
Nguyên nhân cơ bản nhất khiến Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước là
Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có nền văn minh lúa nước lâu đời ở nước ta. Là vùng đồng bằng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nên dân cư tập trung đông đúc.
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Nhận định đúng nhất là:
- Dân số nước ta, giai đoạn 1901 – 2005 tăng liên tục và tăng thêm 70 triệu người.
- Giai đoạn 1960 – 1985, dân số tăng hằng năm cao nhất (tăng 30 triệu dân). Giai đoạn 1989 và giai đoạn 1921 – 1956 đều tăng 11,9 triệu người.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm:
Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi, đặc biệt là các ngành công nghiệp khai thác, khai khoáng, công nghiệp chế biến...đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng núi => điều này góp phần phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, miền ở nước ta.