Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình nước ta?
Địa hình nước ta gồm những đặc điểm sau:
Chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm ưu thế
2 hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
Được Tân kiến tạo làm trẻ lại
đáp án D là không chính xác.
Dạng địa hình chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta là:
Dạng địa hình chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ nước ta là núi cao trên 2000m. Còn đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85%.
Sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là biểu hiện đặc điểm nào của địa hình nước ta?
Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng. (xem bài Thiên nhiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Tiết 2)
Địa hình của nước ta không có vùng nào dưới đây?
Khu vực đồi núi nước ta được chia làm 4 vùng, đó là: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên của:
Mạch núi cuối cùng của Trường Sơn Bắc là dãy Bạch Mã. Đây cũng chính là ranh giới tự nhiên giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta là nét nổi bật của địa hình vùng núi
Vùng núi Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipăng cao 3140m.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, ta thấy Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là:
Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan. Một số cao nguyên tiêu biểu như Cao Nguyên Lâm Viên, Mơ Nông, Kon Tum,…
Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam:
Trường Sơn Bắc chủ yếu là địa hình đồi núi thấp và trung bình, độ cao lớn nhất không quá 2000m, đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển. Trường Sơn Nam có đia hình núi cao, một số dãy núi cao trên 2000m nhưng không đến 3000m như núi Ngọc Linh (2598m – đỉnh núi cao nhất ở Trường Sơn Nam), Lang Biang (2187m),… và chủ yếu là các cao nguyên badan xếp tầng 500 – 800 – 1000m như cao nguyên Lâm Viên, Kon Tum, Mơ Nông, Pleiku,…
Đặc điểm không phải của dải đồng bằng sông Hồng là:
Đồng bằng sông Hồng:
- Được bồi tụ phù sa do hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình => D đúng
- Do có hệ thống đê nên bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô trũng. Khu vực trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm và dân cư khai thác trồng lúa nước từ lâu đời, nên đất bị bạc màu. => A, C đúng
- ĐBSH là một vùng đồng bằng lớn, dạng tam giác châu diện tích khoảng 15.000 km2, không bị chia thành các đồng bằng nhỏ hẹp như khu vực Trung Bộ => B sai.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết sông Cả đã bồi đắp nên đồng bằng nào?
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, xác định vị trí đồng bằng Nghệ An và tên con sông chảy qua đồng bằng này. Ta thấy, đồng bằng Nghệ An được hình thành do phù sa của sông Cả bồi đắp.
Địa hình núi nước ta gồm những hướng chính là:
Cấu trúc địa hình núi nước ta gồm hai hướng chính là hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. Tiểu biểu cho hướng Tây Bắc – Đông Nam là dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,… và hướng vòng cung là 4 cánh cung ở vùng Đông Bắc, cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
Điểm khác nhau của Đồng bằng sông Cửu Long so với Đồng bằng sông Hồng là:
Đồng bằng sông Hồng có đê bao quanh và bị chia thành hai vùng là vùng trong đê – vùng ngoài đê, còn Đồng bằng sông Cửu Long lại có hệ thống kênh rạch chằng chịt nhằm thoát nước, tiêu nước trong mùa lũ. Đây là sự khác biệt cơ bản và lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long so với Đồng bằng sông Hồng.
Bán bình nguyên điển hình nhất ở vùng nào?
Bán bình nguyên và đồi trung du đều là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng. Vùng Đông Nam Bộ có dạng địa hình bán bình nguyên điển hình với các bậc thềm phù sa cổ,…
Hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta là:
Hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng (rộng khoảng 15 nghìn km2) và đồng bằng sông Cửu Long (rộng khoảng 40 nghìn km2). Ngoài ra còn có dải đồng bằng nhỏ hẹp miền Trung khoảng 15 nghìn km2 và các đồng bằng giữa núi ở vùng Tây Bắc (mường thanh, mường lò,…).
Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm:
Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm là đều được bồi tụ trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng ra phía biển.
Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?
Mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta được thể hiện rõ nét nhất là dưới sự tác động của các quá trịnh ngoại lực (mài mòn, xâm thực, rửa trôi, vận chuyển, bồi tụ,…) thì các vật chất, bùn,… được vận chuyển về bồi tụ ở hạ lưu các con sông, tạo nên những đồng bằng rộng lớn như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long,…
Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?
Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp vì khu vực có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang (nơi hep nhất là 50 km), có các dãy núi chạy hướng Tây - Đông ăn lan ra sát biển chia cắt đại hình thành các mảnh nhỏ, ví dụ: dãy Bạch Mã, Hoành Sơn...
Mặt khác, sông ngòi ngắn nhỏ, ít phù sa, thềm lục địa hẹp và sâu nên quá trình bồi tụ phù sa sông diễn ra ít, biển đóng vai trò chính trong quá trình thành tạo => đất kém màu mỡ, chủ yếu đất cát pha.
Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do:
Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung của nước ta có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đất. Các loại đất ở khu vực này được trồng chủ yếu các loại cây hằng năm như đậu tương, lạc,… và trồng cây chắn gió thổi cát bay, cát chảy ven biển.
Những yếu tố nào của địa hình đồi núi tác động tạo nên sự phân hóa tự nhiên nước ta?
Do ảnh hưởng của độ cao địa hình và hướng các dãy núi kết hợp với gió mùa đã tạo nên sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao của thiên nhiên nước ta.
- Phân hóa Bắc - Nam: do sự kết hợp của các dãy núi hướng tây - đông và gió mùa (dãy Bạch Mã hướng Tây - Đông chắn gió mùa Đông Bắc)
- Phân hóa theo độ cao: dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ tạo nên sự phân hóa theo độ cao với 3 đai: nhiệt đới ẩm gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa
- Phân hóa đông - tây: dãy Hoàng Liên Sơn kết hợp gió mùa Đông Bắc tạo nên phân hóa giữa Đông Bắc và Tây Bắc; dãy Trường Sơn Bắc kết hớp gió mùa mùa hạ và tín phong Bắc bán cầu tạo nên sự phân hóa giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên, Nam Bộ.