Ngành trồng trọt có vai trò gì đối với ngành chăn nuôi?
Ngành trồng trọt ung cấp lương thực dưới dạng tinh bột, dinh dưỡng cho gia súc. Là cơ sở để phát triển chăn nuôi,…
Ven Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc lớn nào?
Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh gần các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, những vùng nuôi nhiều trâu ở nước ta là
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, kí hiệu chăn nuôi trâu nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Như vậy, vùng nuôi trâu nhiều nhất ở nước ta là Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Chăn nuôi nước ta đang theo xu hướng nào sau đây?
Xu hướng phát triển của chăn nuôi nước ta là:
- Chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, trang trại theo hình thức công nghiệp.
- Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
Đâu không phải điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển?
Những điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển là: Cơ sở thức ăn chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn nhiều, từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp, các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và đang phát triển rộng khắp.
Ngành chăn nuôi lợn cung cấp
Ngành chăn nuôi lợn cung cấp 3/4 sản lượng thịt các loại với 27 triệu con lợn năm 2005.
Chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung chủ yếu ở vùng nào nước ta?
Chăn nuôi lợn, gia cầm đòi hỏi nguồn thức ăn quan trọng từ ngành trồng trọt (lương thực thực phẩm). Vì vậy chăn nuôi lợn tập trung ở vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân như vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngành chăn nuôi không có khó khăn nào dưới đây?
Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo (đồng cỏ, sản phẩm ngành trồng trọt, thủy sản, thức ăn công nghiệp). Vì vậy, nguồn thức ăn không còn là khó khăn trong ngành chăn nuôi của nước ta.
Đặc điểm của chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện này là:
Đặc điểm của chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện này là: Gia cầm là một trong hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu trong nước (chất lượng sản phẩm chưa cao nên ít xuất khẩu), chăn nuôi gia cầm tăng mạnh với tổng số đàn lớn (nếu bị dịch bệnh thì sẽ bị giảm), Chăn nuôi gà phát triển mạnh ở các tỉnh giáp thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và ở các địa phương có cơ sở công nghiệp chế biến thịt.
Trong thời gian qua, đàn trâu ở nước ta không tăng mà có xu hướng giảm, nguyên nhân chính là do:
Trong thời gian qua, đàn trâu ở nước ta không tăng mà có xu hướng giảm, nguyên nhân chính là do nhu cầu sức kéo giảm (sức trâu được thay thế bởi máy móc – cơ giới hóa trong nông nghiệp), chăn nuôi trâu phân bố chủ yếu ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhằm đáp ứng nhu cầu về sức kéo. Đồng thời nhân dân ta ít có tập quán ăn thịt trâu (chủ yếu ăn thịt lợn, gia cầm, bò, thủy sản,…).
Do nhu cầu ngày càng tăng về thịt, trứng nên ngành chăn nuôi nào sau đây đang phát triển mạnh?
Gia cầm là nguồn cung cấp thịt, trứng chủ yếu ở nước ta. Thị trường tiêu thụ lớn sẽ có tác động thúc đẩy chăn nuôi không ngừng phát triển, đặc biệt là gia cầm.
Theo quy luật, chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở đồng bằng, chủ yếu là do:
Theo quy luật, chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở đồng bằng, chủ yếu là do đồng bằng tập trung đông dân cư, là nơi sản xuất nhiều lương thực, rau màu, nơi có nguồn thức ăn đảm bảo và nơi có thị trường lớn. Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng trọng điểm về lợn và gia cầm ở nước ta.
Tại sao ở nước ta, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?
Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn từ ngành trồng trọt. Ở nước ta lương thực sản xuất ra chủ yếu dành cho con người (do đông dân) nên lương thực dành cho chăn nuôi rất ít đã làm hạn chế sự phát triển ngành chăn nuôi. Hiện nay, an ninh lương thực được đảm bảo nên ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.
Hạn chế chủ yếu của sản phẩm xuất khẩu ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là:
Do sự hạn chế về công nghiệp chế biến, bảo quản các sản phẩm sau chế biến, thu hoạch nên chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế chưa đảm bảo các quy chuyển quốc tế. Các sản phẩm xuất khẩu chưa đảm bảo các quy chuẩn quốc tế là hạn chế cơ bản của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay.
Nhân tố nào dưới đây có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay?
Cả 4 nhận định đều là những nguyên nhân để ngành chắn nuôi phát triển nhưng nhân tố quyết định nhất tới ngành chăn nuôi là nguồn thức ăn cho động vật. Nguồn thức ăn ngày càng được đảm bảo, từ nguồn thức ăn tự nhiên đến thức ăn công nghiệp.
Khó khăn nào sau đây là chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
Chăn nuôi nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công nghiệp chế biến còn hạn chế cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm khiến dịch bệnh đe dọa khắp nơi => hiệu quả chăn nuôi không ổn định và chất lượng sản phẩm chăn nuôi của nước ta so với thị trường các nước còn thấp (do công nghiệp chế biến, bảo quản chưa phát triển).
Nguồn thức ăn cho chăn nuôi nào sau đây được lấy từ ngành trồng trọt?
Ngành trồng trọt nước ta cung cấp nhiều hoa màu lương thực làm thức ăn cho chăn nuôi. (chủ yếu từ cây lương thức và rau đậu).
Chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở
Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh gần các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là
Dựa vào Atlat ĐLVN trang 18, kí hiệu chăn nuôi bò nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
=> vùng nuôi bò nhiều nhất ở nước ta là Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Ý nào sau đây không phải là hướng phát triển của ngành chăn nuôi nước ta:
Xu hướng phát triển của chăn nuôi nước ta là
- Chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, theo hình thức công nghiệp.
- Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
=> Chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình không phải là xu hướng của chăn nuôi nước ta.