Khai thác thủy sản của nước ta hiện nay
Khai thác thủy sản của nước ta hiện nay được đẩy mạnh ở các tỉnh ven biển.
Diện tích nuôi trồng thủy sản ở nước ta là
Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, trong đó 45% thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu.
Yếu tố nào dưới đây không thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ?
Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Các tỉnh nuôi tôm lớn nhất ở nước ta là
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất cả nước, nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang.
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác?
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) và nuôi trồng (cột màu xanh)
B2. Xác định được:
- Các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Bình Thuận có sản lượng thủy sản nuôi trồng nhỏ hơn khai thác (cột màu xanh thấp hơn).
- Tỉnh Cà Mau có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn khai thác (cột màu xanh cao hơn).
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết, vùng nào có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức thấp nhất?
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
B2. Xác định các vùng có giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức thấp nhất dưới 5% (màu vàng nhạt).
Như vậy, ta thấy Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ là hai vùng có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp thấp nhất.
Ở vùng Đồng bằng sông Hồng có ngư trường nào dưới đây?
Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm và ở vùng Đồng bằng sông Hồng có ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh hay còn gọi là ngư trường vịnh Bắc Bộ.
Chủ trương nào là chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản ở nước ta?
Khuyến ngư nghĩa là khuyến khích phát triển nghề liên quan đến ngành thủy sản, người làm nghề biển.
Tỉnh nào ở nước ta có ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả khai thác và nuôi trồng?
Cà Mau là tỉnh có cả điều kiện để ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả khai thác (diện tích mặt biển lớn) và nuôi trồng (diện tích nuôi trồng lớn).
Nghề nuôi cá tra, cá basa phát triển nhất ở tỉnh nào?
Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Tỉnh An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa trong lồng bề trên sông Tiền, sông Hậu với sản lượng cá nuôi là 179 nghìn tấn vào năm 2005.
Khó khăn về tự nhiên đối với ngành đánh bắt thủy hải sản là:
Cả 4 ý trên đều là những khó khăn đối với đánh bắt thủy sản nhưng khó khăn về tự nhiên là hằng năm nước ta có khoảng 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.
Biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:
Nguồn lợi thủy sản nước ta đang bị suy giảm do đánh bắt không hợp lý. Nguồn lợi thủy sản ven bờ đang bị suy giảm. Biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt, đồng thời tăng cường đánh bắt xa bờ và hạn chế đánh bắt gần bờ.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có thế mạnh về
Vùng có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò, đánh bắt thủy – hải sản là Trung du miền núi Bắc Bộ. Nhờ có địa hình miền núi với các đồng cỏ lớn; vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi hải sản lớn (ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh).
Những điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước ngọt là:
Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
Do tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới nên
Vùng biển nước ta còn nhiều tiềm năng về hải sản ở khu vực xa bờ. Tuy nhiên do phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu nên hoạt động đánh bắt xa bờ cũng như khả năng khai thác con yếu kém nên năng suất khai thác thấp.
Cho bảng số liệu sau:
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005-2010?
- Công thức: Sự tăng lên = giá trị năm cuối – giá trị năm gốc.
- Từ công thức trên, ta được: Sản lượng thủy sản khai thác tăng 433 nghìn tấn, nuôi trồng tăng 1288 nghìn tấn và giá trị sản xuất tăng 17 876 tỉ đồng.
- Qua kết quả tính toán và bảng số liệu ta có những nhận xét sau:
+ Sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục và tăng thêm 433 nghìn tấn. Sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2005 – 2007 luôn lớn hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng nhưng từ năm 2007 – 2010 thì luôn nhỏ hơn.
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục và tăng thêm 1228 nghìn tấn (tăng nhanh hơn khai thác).
+ Giá trị sản xuất tăng liên tục và tăng thêm 17 876 tỉ đồng.
Như vậy, với những nhận xét trên, xét thấy ý D là chính xác nhất.
Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay?
Nhu cầu khác nhau của các thị trường là yếu tố tác động đến sự đa dạng đối tượng thủy sản nuôi trồng.
Ví dụ : thị trường nhu cầu về tôm – nuôi tôm. Nhu cầu về cá - nuôi cá
Hai tỉnh chiếm gần một nửa diện tích mặt nước đã sử dụng để nuôi trồng thủy sản ở nước ta là:
Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, trong đó 45% thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu.
Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở miền Trung là
Đầm phá là vùng nước ở cửa sông ven biển -> có môi trường nước lợ.
=> Thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ
=> Chọn B
-Các ao hồ, sông ngòi, kênh rạch là môi trường nuôi trồng thủy sản nước ngọt
=> Loại đáp án A, C, D
Vùng nuôi tôm lớn nhất ở nước ta hiện nay là
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất cả nước.