Bài tập Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Phần 1

Câu 1 Trắc nghiệm

Loại gió nào gây nên hiện tượng được nhắc đến trong hai câu thơ dưới đây?
“Trường Sơn, đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình”

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Tây Trường Sơn là sườn đón gió mùa Tây Nam gây mưa lớn. Gió Tây Nam chút hết hơi ẩm, mưa bên Tây Trường Sơn vượt qua đỉnh núi sang Đông Trường Sơn khô nóng - chính là gió Phơn hay còn gọi là gió Lào.

Câu 2 Trắc nghiệm

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có biên độ nhiệt độ năm nhỏ chủ yếu do tác động của

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có biên độ nhiệt độ năm nhỏ chủ yếu do tác động của thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, gió, vị trí ở gần vùng xích đạo.

Câu 3 Trắc nghiệm

Nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh và kéo dài

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Vào mùa đông, các khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc vào nước ta. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có vĩ độ cao nhất nên là nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta. Cùng với ảnh hưởng của 4 cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều mở rộng ở phía bắc và quy tụ tại Tam Đảo hút gió làm cho ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng thêm sâu sắc tạo ra một mùa đông lạnh và kéo dài cho khu vực.

Câu 4 Trắc nghiệm

Bài hát  Sợi nhớ thương của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu có câu hát như sau:

“Trường Sơn Ðông Trường Sơn Tây

Bên nắng đốt bên mưa quây”

Hãy chọn đáp án đúng nhất thể hiện kiểu thời tiết trong câu hát trên.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Bản chất chính là gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào. Gió mùa Tây Nam  thổi từ áp cao Ấn Độ Dương về xích đạo đi qua vùng biển càng tăng ẩm nên khi gặp sườn đón gió là Trường Sơn Tây thì trút hết mưa ẩm xuống sườn đón gió và còn lại thổi khô nóng về phía bên Trường Sơn Đông.

Câu 5 Trắc nghiệm

Vị trí địa lí quy định tính chất nào của khí hậu nước ta?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

Câu 6 Trắc nghiệm

Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên góc chiếu tia sáng Mặt Trời lớn dẫn đến góc nhập xạ lớn; mặt khác vị trí nước ta có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên lãnh thổ nhận được lượng nhiệt lớn từ mặt trời (số giờ nắng là 1400-3000 giờ/năm).

Câu 7 Trắc nghiệm

Ở nước ta, những nơi có lượng mưa lớn nhất là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, đặc biệt là các khu vực có sườn núi đón gió biển, các khối núi cao,… và độ ẩm không khí cao, trên 80%.

Câu 8 Trắc nghiệm

Ở nước ta không có loại gió nào dưới đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Ngoài ra, nước ta còn chịu ảnh hưởng của gió Tín phong bán cầu Bắc (do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, khu vực hoạt động thường xuyên của gió Tín phong), còn gió Tây ôn đới chỉ xuất hiện ở đới Ôn hòa.

Câu 9 Trắc nghiệm

Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gió mùa mùa đông thổi đến nước ta theo hướng Đông Bắc, đem lại một mùa đông lạnh ở miền Bắc. Gió thổi theo từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô vào nửa đầu mùa đông, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm do gió đi qua biển.

Câu 10 Trắc nghiệm

Bắc Trung Bộ là khu vực trực tiếp chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Gió tây nam khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía nam Tây Bắc gây nên hiệu ứng phơn khô nóng cho khu vực này, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 11 Trắc nghiệm

Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam (khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương di chuyển hướng Tây Nam) thổi vào nước ta đã gây mưa trực tiếp cho vùng đón gió ở vùng Tây Nguyên và Nam Bộ.

 

Câu 12 Trắc nghiệm

Gió mùa đông hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là thời gian hoạt động của gió mùa đông ở nước ta. Gió mùa mùa động khi vào nước ta có hướng đông Bắc.

Câu 13 Trắc nghiệm

Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm và thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc.

Câu 14 Trắc nghiệm

Đặc điểm nào đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta theo từng đợt (phụ thuộc vào cường độ của khối không khí lạnh phương Bắc), tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc và hoạt động xen kẽ với Tín phong Bắc bán cầu.

Câu 15 Trắc nghiệm

Ranh giới cuối cùng của gió mùa đông bắc là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Gió mùa Đông Bắc suy yếu dần và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã (160B)

- Từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, Tín phong Bắc bán cầu cũng thổi theo hướng đông bắc và chiếm ưu thế.

Câu 16 Trắc nghiệm

Nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự phân hóa khí hậu giữa các khu vực nước ta là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Do hoạt động mạnh mẽ của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông nên khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa các khu vực:

- Miền Bắc: mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ: nóng ẩm.

- Miền Nam: mùa mưa, mùa khô.

- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ đối lập mùa mưa – khô.

Câu 17 Trắc nghiệm

Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Vào giữa và cuối mùa hạ, do có áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành đông Nam và gây mưa lớn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 18 Trắc nghiệm

Cao su và cà phê được trồng ở Tây Bắc Bộ chủ yếu là do

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Do bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ nên gió mùa Đông Bắc đến vùng này bị suy giảm đi nhiều, khiến vùng Tây Bắc Bộ có mùa đông đỡ lạnh hơn, thích hợp để trồng cây cao su và cà phê (mặc dù điện tích không lớn điển hình như ở Tây Nguyên.

Câu 19 Trắc nghiệm

Địa điểm nào dưới đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhât?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Do tác động của dải hội tụ nhiệt đới cùng với sự dịch chuyển của bão chậm dần từ Bắc vào Nam nên mưa rất lớn ở Huế vào mùa đông. Chính vì vậy, Huế là một trong những trung tâm mưa lớn, nhiều nhất trong cả nước.

Câu 20 Trắc nghiệm

Vào thời kì nửa sau mùa đông, mưa phùn thường xuất hiện ở vùng nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc nên được tăng cường ẩm. Vì vậy, thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và gây mưa phùn ở vùng ven biển bắc bộ, các đồng bằng bắc bộ, bắc trung bộ.