Biện pháp chủ yếu ứng phó với hạn mặn trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là
Biện pháp chủ yếu ứng phó với hạn mặn trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là thay đổi cơ cấu sản xuất, phát triển thủy lợi.
Tình trạng diện tích đất ngập mặn đang ngày càng gia tăng ở đồng bằng sông Cửu Long là do
Tình trạng diện tích đất ngập mặn diễn ra nghiêm trọng là do mùa khô kéo dài nhiều tháng dẫn đến thiếu nước ngọt, triều cường , nước biển dâng hàng năm.
Hệ thống giao thông đường thủy ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh là do
Hệ thống giao thông đường thủy ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh là do mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của vùng dày đặc, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông tạo điều kiện cho giao thông đường thủy.
Khó khăn lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp ở ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là
Khó khăn lớn nhất trong phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa
khô là thiếu nước ngọt để thau chua rửa mặn nghiêm trọng vào mùa khô.
Giải pháp chủ yếu sử dụng hợp lý tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long là
Giải pháp chủ yếu sử dụng hợp lý tự nhiên ở đồng bằng sông Hồng là cải tạo đất, trồng rừng ngập mặn và chuyển đổi kinh tế
Giải pháp tốt nhất để cải tạo đất nhiễm mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long là
Giải pháp tốt nhất để cải tạo đất nhiễm mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long là dùng nước ngọt để thau chua rửa mặn.
Tỉnh/thành phố nào không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Đồng bằng sông Cửu Long có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Bình Dương là thành phố ở vùng Đông Nam Bộ.
Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Đất phèn có diện tích lớn nhất ở ĐBSCL, chiếm khoảng 41% diện tích của đồng bằng, phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trung tâm bán đảo Cà Mau còn đất mặn chỉ chiếm khỏang 19% diện tích của đồng bằng.
Phát biểu nào không đúng với đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long rất màu mỡ nhất, có diện tích 1,2 triệu ha, chiếm khoảng 30% diện tích của đồng bằng và phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.
Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:
Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long vì mùa khô thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt khó khăn, làm tăng đất phèn, đất mặn, rừng dễ bị cháy,...
Đất phèn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở:
Đất phèn có diện tích lớn nhất, chiếm khỏang 41% diện tích của đồng bằng, phần lớn đã được cải tạo để trồng lúa, cây ăn quả,... và phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trung tâm bán đảo Cà Mau.
Rừng ngập mặn của Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều ở:
Tài nguyên thực vật chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là rừng tràm, rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn của Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết vùng Đồng bằng sông Cửu Long than bùn phân bố ở nơi nào sau đây?
B1. Nhận dạng kí hiệu các loại khoáng sản (Atlat trang 3).
B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 29, đọc tên các loại khoáng sản phân bố ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Như vậy, ta thấy than bùn phân bố chủ yếu ở vùng U Minh.
Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết Đồng bằng sông Cửu Long không có khu kinh tế ven biển nào sau đây?
B1. Nhận dạng kí hiệu khu kinh tế ven biển (Atlat trang 3).
B2. Xác định được tên các khu kinh tế ven biển của ĐNB từ Bắc vào Nam là: Định An, Năm Căn và Phú Quốc. Khu kinh tế biển Vân Phong (Khánh Hòa) thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất?
Căn cứ vào Bản đồ Thủy sản (Atlat ĐLVN trang 20):
- Đọc kí hiệu: khai thác (cột màu đỏ), nuôi trồng (cột màu xanh dương).
- Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ,... là những tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng rất cao. Trong đó tỉnh An Giang là cao nhất, tiếp đến là tỉnh Đồng Tháp,...
Khó khăn nào sau đây về đất không thuộc về Đồng bằng sông Cửu Long?
Những khó khăn về tài nguyên đất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là phần lớn diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Bên cạnh đó còn có một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt hoặc khó thoát nước. Đồng thời, việc sử dụng và cải tạo đất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nước ngọt trong mùa khô.
=> loại A, B, C
Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình đồng bằng thấp và bằng phẳng nên vùng không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng xâm thực, bào mòn như địa hình vùng đồi núi dốc.
Hạn chế lớn nhất về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
Hạn chế lớn nhất về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là mùa khô kéo dài. Vì mùa khô ở vùng kéo dài 4 – 5 tháng, thiếu nước gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất, làm gia tăng diện tích đất phèn đất mặn,...
Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long là mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nguồn nước phong phú dồi dào (nhất là nước trên mặt), tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ nét tính chất:
Khí hậu: thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 – 270C. Lượng mưa lớn (1300 – 2000mm), tập trung vào tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11).
Chủ động sống chung với lũ là phương hướng đối phó với lũ ở vùng nào?
Lũ ở ĐBSCL là thiên tai diễn ra thường xuyên, điển hình của vùng, lũ đến chậm và kéo dài. Bên cạnh những hạn chế ngập lụt thì lũ ở ĐBSCL còn mang lại nguồn lợi thủy sản giàu có => Chủ động sống chung với lũ để khai thác hiệu quả những giá trị kinh tế mà lũ mang lại.