Hãy cho biết giải pháp nào sau đây được cho là quan trọng nhất để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Giải pháp được cho là quan trọng nhất để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long là cần phải có nước ngọt vào mùa khô để thau chua rửa mặn vì diện tích đất nhiễm mặn lớn và hiện tượng xâm ngập mặn ngày càng gia tăng.
Về tự nhiên thì đồng bằng nào ở nước ta được khai thác muộn nhất?
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất được khai thác muộn nhất, cách đây khoảng 250 năm nên thiên nhiên trù phú, giàu có và còn một số vùng vẫn ở trạng thái nguyên thủy. Ngược lại, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (nghìn năm văn hiến) nên nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được khai thác và sử dụng với hiệu suất lớn, một số tài nguyên bi suy thoái do sử dụng quá mức,...
Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh:
Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
Cho bảng số liệu:
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2000 và 2005 là
Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài -> Biểu đồ tròn (cụ thể là mỗi năm 1 hình tròn) là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2000 và 2005.
Cho bảng số liệu:
Năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Longg (tạ/ha) năm 2000 lần lượt là
- Công thức tính: Năng suất lúa = Sản lượng/Diện tích (tạ/ha).
- Áp dụng công thức:
Năng suất lúa cả nước (2000) = 32529,5/ 7666,3 = 4,24 tấn/ha = 42,4 tạ/ha.
Năng suất lúa ĐBSH (2005) = 16702,7/3945,8 = 4,23 tấn/ha = 42,3 tạ/ha.
=> Năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Longg (tạ/ha) năm 2000 lần lượt là
42,4 tạ/ha và 42,3 tạ/ha.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết ở đồng bằng sông Cửu Long không có khu kinh tế ven biển nào sau đây?
Xem kí hiệu khu kinh tế ven biển => xác định các khu kinh tế ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long (Atlat Địa lí Việt Nam trang 29)
=> Xác định được các khu kinh tế ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long là Định An, Năm Căn, Phú Quốc.
Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vùng nào dưới đây?
Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với Đông Nam Bộ ở phía Đông Bắc; giáp biển Đông (trong đó có vịnh Thái Lan) ở phía Tây, Nam và phía Đông; phía Bắc giáp Campuchia. Vùng không tiếp giáp với Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long,...
Hạn chế chủ yếu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế - xã hội là
Hạn chế chủ yếu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế - xã hội là nước mặn xâm nhập vào đất liền, độ chua và chua mặn của đất tăng.
Đồng bằng sông Cửu Long không tiếp giáp với
Vị trí địa lí của ĐBSCL:
+ phía Bắc giáp ĐNB
+ phía Tây Bắc giáp Campuchia
+ phía Tây giáp vịnh Thái Lan
+ phía Đông giáp biển Đông
=> ĐBSCL không giáp Tây Nguyên
Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là
Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn (1,6 triệu, 41%).
Nhóm đất phù sa ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long phân bố tập trung chủ yếu ở
Đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha. Phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.
Để cải tạo đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, cần phải:
Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để thau chua, rửa mặn, cải tạo đất ở ĐBSCL.
Đất mặn của đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở
Đất mặn của đồng bằng sông Cửu Long phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long là
Tài nguyên thực vật chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long là rừng tràm, rừng ngập mặn.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết đồng bằng sông Cửu Long có các loại khoáng sản nào sau đây?
B1. Nhận dạng kí hiệu các loại khoáng sản ( Atlat trang 3)
B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 29, đọc tên các loại khoáng sản phân bố ở vùng ĐBSCL.
=> Các loại khoáng sản ở ĐBSCL là: Đá axit, đá vôi xi măng, than bùn.
Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết đồng bằng sông Cửu Long có các khu kinh tế ven biển nào sau đây?
B1. Nhận dạng kí hiệu khu kinh tế ven biển (Atlat trang 3)
B2. Xác định được tên các khu kinh tế ven biển của đồng bằng sông Cửu Long là: Định An, Năm Căn, Phú Quốc
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản khai thác cao hơn nuôi trồng?
Căn cứ vào Bản đồ Thủy sản (Atlat ĐLVN trang 20):
Đọc kí hiệu: khai thác (cột màu đỏ), nuôi trông (cột màu xanh dương)
=> Tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn khai thác (cột xanh cao hơn cột đỏ).
=> Loại đáp án A, C, D
Tỉnh Kiên Giang có sản lượng thủy sản khai thác cao hơn nuôi trồng (cột đo cao hơn cột xanh)
Khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long không phải là
- Gió mùa đông bắc và sương muối là đặc điểm khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta, đem đến một mùa đông lạnh đặc trưng ở vùng này.
- ĐBSCL không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và sương muối.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long là
Mùa khô kéo dài từ 4 – 12 tháng -> hạ thấp mực nước sông + địa hình thấp không có đê bao bọc
=> Nước biển dễ dàng xâm nhập, đi sâu vào đất liền gây nên tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hằng năm ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nhờ đặc điểm nào sau đây mà giao thông vận tải đường thủy, hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long được thuận lợi?
Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông.
=> Thuận lợi cho phát triển trồng trọt (cây lúa nước), hoạt động giao thông đường thủy, trao đổi buôn bán (hoạt động chợ nổi).