Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở Bắc Trung Bộ là
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở Bắc Trung Bộ là tạo sản phẩm hàng hóa, đa dạng sản xuất, nâng cao vị thế của vùng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cửa khẩu Cha Lo thuộc tỉnh nào?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, ta thấy: Cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị) và A Đớt (Thừa Thiên – Huế).
Cho biết tỉnh nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Còn tỉnh Ninh Bình thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Đà Nẵng – Quảng Nam thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Rừng ở Bắc Trung Bộ không có vai trò nào dưới đây?
Rừng ở Bắc Trung Bộ không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế như cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ, giấy,… mà còn có vai trò trong việc bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen và chắn gió, bão, cát bay ven biển,…
Phát biểu nào sau đây không đúng với thế mạnh về lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
Thế mạnh về lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là độ che phủ rừng lớn, chỉ đứng sau Tây Nguyên, trong rừng có nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị và rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng biên giới Việt – Lào, nhiều nhất là các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Quảng Bình.
Ở vùng Bắc Trung Bộ phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm ở khu vực nào?
Vùng đồi trước núi có:
- Thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc trên các đồng cỏ, cánh rừng.
- Diện tích đất bazan tuy nhỏ nhưng khá màu mỡ là cơ sở hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: Càphê (Tây Nghệ An, Quảng Trị), cao su, hồ tiêu (Quảng Bình, Quảng Trị), chè ở Tây Nghệ An.
Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ở đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ là:
Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ở đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ như lạc, mía, thuốc lá và loại đất này không thuận lợi cho canh tác lúa.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc xuống Nam là:
Căn cứ vào Âtlat Địa lí Việt Nam trang 27, ta thấy các trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc xuống Nam là Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh và Huế. Tất cả các trung tâm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ đều cò quy mô nhỏ với giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tuyến đường nào nối trung tâm công nghiệp Vinh với cửa khẩu Cầu Treo?
B1. Xem kí hiệu cửa khẩu và trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3.
B2. Xác định trên bản đồ Atlat trang 27 vị trí TTCN Vinh và cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Ta thấy quốc lộ 8 là quốc lộ nối liền TTCN Vinh với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cơ cấu các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Huế là gì?
B1. Xem kí hiệu các ngành công nghiệp ở Atlat trang 3.
B2. Đọc tên các ngành công nghiệp thuộc trung tâm công nghiệp Huế.
Ta thấy, trung tâm công nghiệp Huế gồm 3 ngành, đó là: dệt - may, cơ khí và chế biến nông sản.
Đâu là ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
Rừng ở Bắc Trung Bộ không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế như cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ, giấy,… mà còn có vai trò trong việc bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen và chắn gió, bão, cát bay ven biển,…
Tiềm năng khoáng sản của Bắc Trung Bộ đứng sau vùng nào dưới đây?
Tiềm năng khoáng sản của Bắc Trung Bộ đứng sau vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với một số khoáng sản có trữ lượng lớn như sắt và crom (chiếm 60% trữ lượng cả nước) và một số tài nguyên khoáng sản khác như crômit, thiếc, titan, cao lanh, đá quý, magan,…
Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
Do phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt chủ yếu ven bờ nên có nhiều nơi nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ suy giảm rõ rệt. Hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ được phát triển khá mạnh và đang làm thay đổi khá rõ nét cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
Đâu không đúng về ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư ở vùng Bắc Trung Bộ?
Ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư ở vùng Bắc Trung Bộ là: Khai thác thế mạnh sẵn có về nông – lâm – ngư, tạo nên một nền kinh tế có cơ cấu đa dạng và là cơ sở để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.
Ý nghĩa nào không phải của đường Hồ Chí Minh ở Bắc Trung Bộ?
Ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh ở Bắc Trung Bộ là thúc đẩy sự phát triển của các huyện phía tây, góp phần phân bố lại dân cư và tạo điều kiện hình thành mạng lưới đô thị mới ở vùng Bắc Trung Bộ.
Địa hình không phải nhân tố làm cho Bắc Trung Bộ có sự phân hóa về
Lãnh thổ Bắc Trung Bộ có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Đông – Tây, gồm 3 dải địa hình:
- Vùng núi: địa hình núi cao, thuận lợi cho trồng rừng, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số,… => trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu.
- Vùng đồi: địa hình đồi trung du, đất feralit màu mỡ =.> thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu nă, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh, có lịch sử khai phá muộn hơn.
- Vùng đồng bằng ven biển: thuận lợi cho phát triển cây lương thực, hoa màu, chăn nuôi gia cầm, thủy sản; đây là nơi sinh sống dân tộc Kinh, có lịch sử khai thác lâu đời gắn với nền văn minh lúa nước.
=> Như vậy, địa hình đã tạo nên sự phân hóa về tự nhiên, dân cư, lịch sử, kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.
Để phát triển ngành công nghiệp ở Bắc Trung Bộ thì vấn đề ưu tiên hàng đầu là:
Phát triển điện là một ưu tiên hàng đầu trong phát triển công nghiệp của vùng. Do những hạn chế về nguồn nguyên liệu tại chỗ nên việc giải quyết nhu cầu về điện chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia. Một số nhà máy thuỷ điển hình của vùng Bắc Trung Bộ là thủy điện Bản Vẽ (320 MW), thủy điện Cửu Đạt (97 MW), Rào Quán (64 MW),... Đồng thời, song song với việc xây dựng các cơ sở năng lượng là xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
Tăng cường thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh lúa để tăng năng suất và sản lượng lương thực nhằm giải quyết vấn đề nào dưới đây ở khu vực Bắc Trung Bộ?
Bắc Trung Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, thủy sản:
- Vùng đồng bằng ven biển thuận lợi cho các cây lương thực (trồng lúa).
- Đường bờ biển dài, nhiều bãi tôm bãi cá và các đầm phá -> phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
=> Biện pháp hợp lí nhất là tiếp tục đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các thế mạnh tự nhiên của vùng để đảm bảo lương thực thực phẩm tại chỗ cho vùng: trong ngư nghiệp: tăng cường khai thác nuôi trồng thủy sản; trong trồng trọt: phát triển thủy lợi đẩy mạnh thâm canh, xác định cơ cấu mùa vụ để tăng năng suất và sản lượng lúa.
Việc bảo vệ rừng và vốn rừng không nhằm mục đích nào dưới đây?
Việc bảo vệ rừng và vốn rừng nhằm mục đích không chỉ điều hòa nguồn nước, bảo vệ môi trường của các loài động – thực vật, hạn chế tác hại đột ngột của các cơn lũ mà còn có tác dụng chắn gió, bão và cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làm mạc,…
Bắc Trung Bộ là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng chủ yếu do
Bắc Trung Bộ là vùng tiếp giáp với 3 vùng kinh tế, phía Tây giáp Lào và có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, phía Đông giáp biển với nhiều cảng biển quan trọng,… Như vậy, Bắc Trung Bộ có vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam của nước ta, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đẩy mạnh giao lưu trao đổi hàng hóa giữa hai miền Nam – Bắc và Đông – Tây, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.