Việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ở Tây Nguyên nhằm mục đích chủ yếu là
Việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ở Tây Nguyên nhằm mục đích chủ yếu là thu hút nguồn ngoại tệ, nâng vị thế của vùng.
Vùng nào ở nước ta không giáp biển?
Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.
Ở Tây Nguyên cây cà phê chè được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây?
Cây cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát mẻ ở các tỉnh như Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết, tỉnh nào sau đây tiếp giáp với cả Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28 kết hợp với Atlat địa lí trang 4 – 5, ta thấy tỉnh Gia Lai là tỉnh tiếp giáp với cả Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tuyến đường nào nối Đông Nam Lào và Tây Nguyên với sân bay Đông Tác?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, ta thấy tuyến quốc lộ 14 nối Đông Nam Lào với Tây Nguyên, nối với quốc lộ 25 đến sân bay Đông Tác (Phú Yên).
Cây công nghiệp nào dưới đây quan trọng số một ở vùng Tây Nguyên?
Cây công nghiệp quan trọng số một của vùng Tây Nguyên là cà phê, diện tích cà phê của Tây Nguyên hiện nay khoảng 450 nghìn ha và chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Tiếp theo là cây cao su, hồ tiêu,…
Tỉnh/thành phố nào được mệnh danh “thủ phủ cà phê” của Việt Nam?
Được mệnh danh "thủ phủ cà phê" Việt Nam, Đắk Lắk hiện có hơn 200.000 ha diện tích trồng cà phê, cho sản lượng khoảng 450.000 tấn mỗi năm, dẫn đầu cả nước. Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, cà phê chiếm thế độc tôn trong cơ cấu cây trồng Đắk Lắk, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh này ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Các nhà máy thủy điện sắp xếp theo công suất từ lớn đến bé ở Tây Nguyên lần lượt là:
Yaly (720MW), Đồng Nai 4 (340MW), Buôn Kuôp (280MW) và Đa Nhim (160MW). Như vậy, Các nhà máy thủy điện sắp xếp theo công suất từ lớn đến bé ở Tây Nguyên lần lượt là Yaly, Đồng Nai 4, Buôn Kuôp và Đa Nhim.
Ý nghĩa nào không đúng với hồ thuỷ điện ở Tây Nguyên?
Xây dựng các hồ thuỷ điện ở Tây Nguyên không chỉ đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô mà còn sử dụng cho mục đích du lịch sinh thái và phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về mặt quốc phòng vì:
Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về mặt quốc phòng vì có biên giới trên bộ kéo dài với Lào (2100km) và Campuchia (1100km). Đồng thời, Tây Nguyên nằm trên khu vực địa hình cao, rộng lớn và trong lịch sử Tây Nguyên được xem như là nóc nhà của Đông Dương.
Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của vùng Tây Nguyên là:
Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của vùng Tây Nguyên là mùa khô kéo dài (4 -5 tháng) làm cho mực nước ngầm hạ thấp, thiếu nước vào mùa khô gây khó khăn về thủy lợi đối với sản xuất nông nghiệp.
Tây Nguyên với Trung du miền núi Bắc Bộ giống nhau ở đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
Tây Nguyên với Trung du miền núi Bắc Bộ giống nhau ở điểm, đều có địa hình núi với nhiều độ cao khác nhau, có nhiều sông lớn, nguồn nước dồi dào với tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn nên mang lại nguồn thủy năng dồi dào. Đây cũng là hai khu vực có nhiều nhà máy thủy điển có công suất lớn nhất nước ta, tiêu biểu như thủy điện Sơn La (2400MW), Hòa Bình (1920 MW), Yaly (720MW),…
Phát biểu nào không đúng với hoạt động khai thác và chế biến gỗ của Tây Nguyên?
Hoạt động khai thác và chế biến gỗ của Tây Nguyên có đặc điểm: Lâm nghiệp là một thế mạnh của Tây Nguyên (có diện tích rừng lớn nhất nước ta), trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý và nhiều chim, thú quý. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên rừng đã bị suy giảm do khai thác không hợp lí và nạn lâm tặc,…
Khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên là:
Tây Nguyên chủ yếu là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người với tập quán sản xuất lạc hậu, di canh di cư. Cùng với đó một nguồn lao động lớn là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc di cư đến (chủ yếu là hoạt động trong ngành nông nghiệp lạc hậu). Vì vậy, có thể nói khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên là nguồn lao động hạn chế về trình độ, chuyên môn kĩ thuật.
Người nhập cư đến vùng Tây Nguyên nhằm mục đích nào?
Phần lớn nguồn di dân tới Tây Nguyên là từ đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
- Ở những khu vực này đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn (thiên tai lũ lụt, đói nghèo..),.
-> người dân di cư vào Tây Nguyển để tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp (hiện tượng di dân xuất hiện từ những năm 1990)
- Hiện nay, với chính sách của Nhà nước, các luồng di dân tự do đã được hạn chế và có kế hoạch hơn.
Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là:
Sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên phụ thuộc lớn vào nhu cầu thị trường thiêu thụ sản phẩm nên giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là tìm thị trường sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định.
Cho bảng số liệu sau:
Nhận định nào dưới đây là không đúng với bảng số liệu trên?
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy:
- Diện tích các cây công nghiệp khác lớn nhất (531 nghìn ha), tiếp đến là cây cà phê (497,7 nghìn ha), cao su (482,7 nghìn ha) và cuối cùng là cây chè (122,5 nghìn ha).
- Diện tích cây cà phê lớn nhất ở vùng Tây Nguyên (445,5 nghìn ha – 89,5% diện tích cà phê cả nước). Ngoài ra, Tây Nguyên còn có cây cao su (109,4 nghìn ha) và cây chè.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ chỉ trồng được cây chè, có diện tích lớn hơn Tây Nguyên (80,8 nghìn ha so với 27,0 nghìn ha) và cây cà phê (3,3 nghìn ha). Cây cao su chưa được trồng ở vùng này do những điều kiện sinh thái không hợp với cây cao su.
Để tránh rủi ro và nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận thì vùng Tây Nguyên đã và sẽ phát triển nông nghiệp theo xu hướng nào?
Hiện nay, Tây Nguyên đang phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh gắn liên với công nghiệp chế biến nhằm đảm bảo được chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận. Đồng thời, có khả năng cạnh tranh với nhiều thị trường khó tính về chất lượng như Nhật, EU, Bắc Mĩ,… và mở rộng thêm thị trường để tránh các rủi ro trong nông nghiệp.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở Tây Nguyên, cửa khẩu Lệ Thanh thuộc tỉnh nào sau đây?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thuộc huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai
Tây Nguyên có mùa khô kéo dài sâu sắc gây nên tình trạng khô hạn đã ảnh hưởng đến ngành nào dưới đây?
Nhân tố tự nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là
mùa khô kéo dài sâu sắc gây nên tình trạng khô hạn, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.