Tác phẩm nào dưới đây có cùng chủ đề với bài thơ trên?
Những ngôi sao xa xôi có cùng chủ đề với bài thơ trên (đều viết về vẻ đẹp anh hùng của các cô gái thanh niên xung phong).
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
Đoạn thơ viết về sự vất vả, khắc nghiệt của thiên nhiên và hiểm nguy, sự sống và cái chết cận kề, các cô gái Thanh niên xung phong vẫn chấp nhận, dũng cảm để hoàn thành nhiệm vụ.
Biện pháp tu từ nào không được sử dụng trong đoạn thơ (1)?
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên:
- Liệt kê: Bụi; Nước; mùa hanh; mùa lũ; Đêm rộng dài; đêm không ngủ.
- Ẩn dụ: Em vẫn đi đường vẫn liền đường...
- Điệp từ: mùa, đêm, vẫn, đường.
=> Biện pháp câu hỏi tu từ không được sử dụng trong đoạn thơ.
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm.
Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Đoạn trên được viết theo thể thơ tự do.
Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta là gì?
Câu chuyện gửi đến chúng ta nhiều bài học:
- Trước khó khăn, thử thách, con người cần có niềm tin, nghị lực vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh.
- Truyện còn đề cao sức mạnh của tình yêu thương con người.
- Không đánh giá người khác qua vẻ bên ngoài.
Tình huống bất ngờ trong câu chuyện là sự việc nào?
Tình huống bất ngờ trong câu chuyện: Cô gái sững người khi nhận ra người bấy lâu nay luôn khích lệ, động viên cho giọng hát của cô lại là một ông cụ bị điếc.
Xác định thành phần trạng ngữ trong câu “Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.”?
Trạng ngữ chỉ thời gian: Một buổi chiều mùa đông.
Ngôi kể của đoạn trích trên là?
Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba.
Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn “Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa.”
Hai câu văn trên sử dụng phép lặp từ “cô bé”.
Đâu là câu văn phù hợp để nói về nội dung chính của đoạn văn trên?
Đoạn trích nói về nỗi nhớ và giấc mơ được trở lại tuổi học trò của tác giả.
Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả.” mang hàm ý gì?
Câu văn ý nói rằng : mỗi thành viên lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái trường…
Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi?
Câu văn sử dụng thành phần phụ chú: bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi bổ trợ nghĩa cho bản nhạc Ballad.
Chủ đề chính của đoạn văn là:
Chủ đề của đoạn văn chấp nhận thủ tiêu những yếu tố lạc hậu, cũ kĩ để tự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Đủ niềm tin để làm việc mình muốn, sống là chính mình.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh...”?
Câu văn sử dụng biện pháp liệt kê.
Từ “thứ yếu” trong câu văn “Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu…” có nghĩa là:
Từ “thứ yếu” có nghĩa là không quan trọng lắm.
Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu văn: Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối.”
Hai câu văn trên sử dụng phép thế: “Bản nhạc đó” - thế cho “Giấc mơ tuổi học trò”/ “Bản nhạc Ballad”.
Theo tác giả, cái gì là đích đến mà chúng ta đều phải tới?
Nhưng Cái Chết là đích đến mà tất cả chúng ta đều phải tới.
Câu tục ngữ nào phù hợp với nội dung của văn bản trên?
Thất bại là mẹ thành công là câu tục ngữ nào phù hợp với nội dung của văn bản trên.
Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:
Đoạn trích sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Phong cách ngôn ngữ chính luận gồm có 3 đặc trưng cơ bản:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị
+ Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
+ Tính truyền cảm, thuyết phục
- Đoạn văn trên thỏa mãn các đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Tác giả bày tỏ rõ quan điểm của mình về đích cuộc sống và làm thế nào để có thể sáng tạo, có thể sống là chính mình.
+ Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Tác giả đưa ra quan điểm đâu là cái đích của cuộc sống. Từ đó tác giả khẳng định làm thế nào để sống có ý nghĩa, sống là chính mình.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Dẫn dắt vấn đề logic và dễ hiểu, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc