Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) là gì?
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) là gì?
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
Bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) thường sử dụng những thao tác lập luận gì?
Bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) thường sử dụng những thao tác lập luận giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ, so sánh, phân tích.
Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ đâu?
Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải đáp ứng yêu cầu gì?
Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
Ý nào dưới đây không phù hợp với bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích)?
- A, B, D là yêu cầu của bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích).
- C là yêu cầu không cần thiết đối với bài văn.
Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích)?
- Đề C là đề bài về tư tưởng đạo lí.
- Đề A, B, D là nghị luận về hiện tượng đời sống.
Các đề bài sau là những đề bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) đúng hay sai?
A. Phân tích nhân vật Vũ Nương để thấy phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam
B. Suy nghĩ về vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay
C. Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ
D. Suy nghĩ về những tấm gương lao động thầm lặng trong Lặng lẽ Sa Pa
E. Suy nghĩ về chiến dịch mùa hè xanh của các bạn trẻ.
A. Phân tích nhân vật Vũ Nương để thấy phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam
B. Suy nghĩ về vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay
C. Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ
D. Suy nghĩ về những tấm gương lao động thầm lặng trong Lặng lẽ Sa Pa
E. Suy nghĩ về chiến dịch mùa hè xanh của các bạn trẻ.
+ Câu A, C, D suy nghĩ về tác phẩm truyện (hay đoạn trích).
+ Câu B, E suy nghĩ về các hiện tượng đang diễn ra trong xã hội.
- Đáp án:
+ A, C, D: đúng
+ B, E: sai
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân.
Đoạn văn trên phù hợp với nội dung của đề văn nghị luận nào?
Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân.
=> Đoạn văn phân tích nhân vật ông Hai.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân.
Đoạn văn trên phù hợp với phần nào của bài văn?
Đoạn văn trên phù hợp với phần mở bài.