Văn bản viết về nhân vật ông Hai trong thời điểm nào?
Văn bản viết về nhân vật ông Hai trong cả 3 thời điểm trên.
Tác giả đặt nhân vật chính vào tình huống như thế nào trong truyện Làng?
Tình huống tác giả đặt ra có tính kịch tính, để nhân vật giải quyết vấn đề
Trong các câu nói của ông Hai “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!” “chúng nó” là ai?
“chúng nó” ở đây chỉ đám giặc Tây.
Từ “lắp bắp” trong câu “ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi” có nghĩa là gì?
Từ “lắp bắp” trong câu thể hiện sự mấp máy phát ra những tiếng rời rạc và lắp lại.
Câu nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc?
Tâm trạng ông Hai đó là sự ám ảnh và đau xót.
Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?
Ông Hai không quay về làng vì tình yêu nước rộng lớn hơn
Mục đích của ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì?
Đoạn tâm sự với thằng Húc là cách để ông Hai giãi bày tâm trạng, nỗi đau khổ buồn tủi khi nghe tin làng mình theo giặc
Tính cách của nhân vật ông Hai được thể hiện trong tác phẩm?
Tác phẩm đã khắc họa hình ảnh người nông dân yêu quê hương, căm thù giặc và tấm lòng thủy chung với kháng chiến.
Tâm lí nhân vật chính trong tác phẩm thể hiện qua?
Tâm lí nhân vật chính trong tác phẩm thể hiện qua những lời độc thoại nội tâm.
Từ truyện ngắn Làng có thể thấy nhà văn Kim Lân là người thế nào?
Nhân vật chính là nơi gửi gắm tình cảm của tác giả. Từ truyện ngắn Làng có thể thấy nhà văn Kim Lân là người am hiểu người nông dân, yêu làng quê và căm thù giặc sâu sắc.