Người ta phơi nắng một chậu chứa \(5lit\) nước. Sau một thời gian nhiệt độ của nước tăng từ \({25^0}C\) lên \({30^0}C\) . Biết nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\), khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\). Nhiệt lượng mà nước thu được từ Mặt Trời là
Ta có: \(V = 5lit = {5.10^{ - 3}}{m^3}\)
+ Khối lượng nước trong chậu là: \(m = DV = 1000.5.10{}^{ - 3} = 5kg\)
+ Nhiệt lượng nước nhận từ mặt trời để tăng từ \({25^0}C\) lên \({30^0}C\) là:
\(Q = mc\Delta t = 5.4200.\left( {30 - 20} \right) = 105000J = 105kJ\)
Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào:
Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào:
+ Khối lượng
+ Độ tăng nhiệt độ của vật
+ Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.
Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng.
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho \(1kg\) chất đó để nhiệt độ tăng thêm \({1^0}C\left( {1K} \right)\)
Đơn vị của nhiệt dung riêng của vật là:
Đơn vị của nhiệt dung riêng là: \(J/kg.K\)
Nhiệt dung riêng của rượu là \(2500{\rm{ }}J/kg.K\). Điều đó có nghĩa là gì?
Ta có: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho \(1kg\) chất đó để nhiệt độ tăng thêm \({1^0}C\left( {1K} \right)\)
=> Nhiệt dung riêng của rượu là \(2500J/kg.K\). Điều này có nghĩa là: Để nâng \(1{\rm{ }}kg\) rượu tăng lên \(1\) độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là \(2500{\rm{ }}J\)
Gọi \(t\) là nhiệt độ lúc sau, \({t_0}\) là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?
Công thức tính nhiệt lượng thu vào:
\(Q = mc\Delta t = mc\left( {{t_2} - {t_1}} \right) = mc\left( {t - {t_0}} \right)\)
Chọn phương án sai.
A, B, D – đúng
C – sai vì: Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của nhiệt lượng?
Ngoài \(J,{\rm{ }}kJ\) đơn vị nhiệt lượng còn được tính bằng \(calo,{\rm{ }}kcalo\)
\(1kcalo = 1000calo;1{\rm{ }}calo = 4,2J\)
Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?
Ta có: Nhiệt lượng : \(Q = mc\Delta t\)
Bình A chứa lượng nước ít nhất (\(1l\)) trong các bình
=> trong cùng một thời gian đun trên bếp cồn như nhau thì nhiệt độ trong bình A là cao nhất
Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của \(3kg\) đồng và \(3kg\) chì thêm \({15^0}C\) thì:
Ta có: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho \(1kg\) chất đó để nhiệt độ tăng thêm \({1^0}C\left( {1K} \right)\)
Theo đầu bài, ta có: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì => Để tăng nhiệt độ của \(3kg\) đồng và \(3kg\) chì thêm \({15^0}C\) thì khối đồng sẽ cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì
Ba chất lỏng \(A,{\rm{ }}B,{\rm{ }}C\) đang ở nhiệt độ \({t_A},{t_B},{t_C}\) với \({t_A} < {t_B} < {t_C}\) được trộn lẫn với nhau. Chất lỏng nào tỏa nhiệt, chất lỏng nào thu nhiệt?
Ta có \({t_A} < {t_B} < {t_C}\)
=> Ta chỉ có thể chắc chắn rằng: C tỏa nhiệt, A thu nhiệt
Còn B chỉ có thể xác định được tỏa nhiệt hay thu nhiệt sau khi tính được nhiệt độ khi cân bằng
Để đun sôi \(15\) lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là \({20^0}C\) và nhiệt dung riêng của nước \(c = 4200J/kg.K\)
+ Ta có nhiệt độ sôi của nước là \({100^0}C\)
+ Đổi khối lượng của \(15l\) nước \( = 15kg\)
+ Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi \(15l\) nước từ \({20^0}\) là:
\(Q = mc\Delta t = 15.4200.\left( {100 - 20} \right) = 5040000J = 5040kJ\)
Phải cung cấp cho \(8kg\) kim loại này ở \({40^0}C\) một nhiệt lượng là \(110,4{\rm{ }}kJ\) để nó nóng lên \({70^0}C\) . Đó là kim loại gì? Biết nhiệt dung riêng của các chất được cho trong bảng sau:
+ Ta có, nhiệt lượng cần cung cấp cho khối lượng kim loại đó là: \(Q = mc\Delta t\)
Ta suy ra, nhiệt dung riêng của kim loại đó là:
\(c = \frac{Q}{{m\Delta t}} = \frac{{110,{{4.10}^3}}}{{8.\left( {70 - 40} \right)}} = 460J/kg.K\)
+ Dựa vào bảng nhiệt dung riêng, ta suy ra kim loại đó là: Thép
Một ấm nhôm có khối lượng \(300g\) chứa \(0,5\) lít nước đang ở nhiệt độ \({25^0}C\). Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là \({c_1} = 880J/kg.K,{c_2} = 4200J/kg.K\). Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:
+ Đổi đơn vị:
Khối lượng của \(0,5l\) nước \( = 0,5kg = {m_2}\)
Khối lượng của ấm: \({m_1} = 0,3kg\)
Ta có:
+ Nhiệt độ nước sôi là: \({100^0}C\)
+ Nhiệt lượng truyền cho ấm tăng từ \({25^0}C \to {100^0}C\) là: \({Q_1} = {m_1}{c_1}\Delta t\)
+ Nhiệt lượng truyền cho nước sôi từ \({25^0}C \to {100^0}C\) là: \({Q_2} = {m_2}{c_2}\Delta t\)
+ Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm sẽ bằng tổng nhiệt lượng để truyền cho ấm nóng lên và làm cho nước nóng lên:
\(\begin{array}{l}Q = {Q_1} + {Q_2} = {m_1}{c_1}\Delta t + {m_2}{c_2}\Delta t\\ = 0,3.880\left( {100 - 25} \right) + 0,5.4200\left( {100 - 25} \right)\\ = 177300J = 177,3kJ\end{array}\)
Người ta cung cấp cho \(2{\rm{ }}kg\) rượu một nhiệt lượng \(175kJ\) thì nhiệt độ của rượu tăng thêm bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của rượu là \(2500J/kg.K\)
Ta có nhiệt lượng cung cấp: \(Q = mc\Delta t\)
Ta suy ra: \(\Delta t = \frac{Q}{{mc}} = \frac{{{{175.10}^3}}}{{2.2500}} = 35\)
=> Nhiệt độ của rượu tăng thêm là: \({35^0}C\)
Đun nóng \(15\) lít nước từ nhiệt độ ban đầu \({t_1} = {27^0}C\) . Sau khi nhận được nhiệt lượng \(1134kJ\) thì nước nóng đến nhiệt độ \({t_2}\). Biết nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\). Nhiệt độ \({t_2}\) có giá trị là:
+ Đổi đơn vị: Khối lượng của \(15l\) nước \( = 15kg\)
+ Ta có, nhiệt lượng \(Q = mc\Delta t\)
Ta suy ra: \(\Delta t = \dfrac{Q}{{mc}} = \dfrac{{{{1134.10}^3}}}{{15.4200}} = 18\)
Mặt khác, ta có:
\(\begin{array}{l}\Delta t = {t_2} - {t_1} \leftrightarrow 18 = {t_2} - 27\\ \to {t_2} = 18 + 27 = 45\end{array}\)
Vậy nhiệt độ \({t_2}\) có giá trị là \({45^0}C\)
Người ta cung cấp một nhiệt lượng là \(1562,4kJ\) cho \(12\) lít nước có nhiệt độ \({t_1}\) thì nâng nhiệt độ của nước lên \({72^0}C\). Biết nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\). Giá trị của \({t_1}\) là:
+ Đổi đơn vị: Khối lượng của \(12l\) nước \( = 12kg\)
+ Ta có, nhiệt lượng \(Q = mc\Delta t\)
Ta suy ra: \(\Delta t = \dfrac{Q}{{mc}} = \dfrac{{1562,{{4.10}^3}}}{{12.4200}} = 31\)
Mặt khác, ta có:
\(\begin{array}{l}\Delta t = {t_2} - {t_1} \leftrightarrow 31 = 72 - {t_1}\\ \to {t_1} = 72 - 31 = 41\end{array}\)
Vậy nhiệt độ ban đầu của nước \({t_1}\) có giá trị là \({41^0}C\)
Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho một gam nước nóng thêm \({1^0}C\). Hãy cho biết \(1 calo\) bằng bao nhiêu \(jun\)?
Ta có: \(1calo = 4,2J\)
Một vật bằng đồng có khối lượng \(m = 10kg\) đang ở \({20^0}C\) để vật đó đạt được nhiệt độ \({70^0}C\) thì vật bằng đồng cần hấp thụ một nhiệt lượng có giá trị là: (biết nhiệt dung riêng của đồng là \(380J/kg.K\))
Nhiệt lượng cần cung cấp cho đồng là: \(Q = mc\Delta t = 10.380.(70 - 20) = 190000J = 190kJ\)
Nhiệt lượng là:
Nhiệt lượng là phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình truyền nhiệt.