Cho khối lượng riêng của dầu là \(800kg/{m^3}\). Trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}\) . Ở cùng 1 độ sâu, áp suất của nước lớn hơn áp suất của dầu bao nhiêu lần?
Do ở cùng một độ sâu nên, áp suất của thủy ngân và áp suất của nước có giá trị tương ứng là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{p_{dau}} = {d_{dau}}.h\\{p_{{H_2}O}} = {d_{{H_2}O}}.h\end{array} \right.\)
Từ đề bài, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{d_{dau}} = 800.10 = 8000N/{m^3}\\{d_{{H_2}O}} = 10000N/{m^3}\end{array} \right.\)
Ta suy ra: \(\dfrac{{{p_{{H_2}O}}}}{{{p_{dau}}}} = \dfrac{{{d_{{H_2}O}}}}{{{d_{dau}}}} = \dfrac{{10000}}{{8000}} = 1,25\)
Trong hình bên, mực chất lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thuỷ ngân.Gọi \({p_1},{\rm{ }}{p_2},{\rm{ }}{p_3}\) là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình nào lớn nhất?
Ta có, áp suất \(p = dh\)
Trong đó:
+ \(h\): là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất \(\left( m \right)\)
+ \(d\): trọng lượng riêng của chất lỏng \(\left( {N/{m^3}} \right)\)
Từ hình ta thấy, độ cao của cột chất lỏng trong các bình là như nhau
Mặt khác, ta có trọng lượng riêng của của thủy ngân lớn hơn của nước và của nước lớn hơn của rượu
\(\left\{ \begin{array}{l}{p_1} = {d_1}h\\{p_2} = {d_2}h\\{p_3} = {d_3}h\end{array} \right.\) và \({d_3} > {d_1} > {d_2}\)
Ta suy ra: bình (3) có áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình là lớn nhất.
Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào nhỏ nhất?
Ta có, áp suất \(p = dh\)
Trong đó: \(h\): là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất \(\left( m \right)\)
Từ hình ta thấy, bình 4 có chiều cao cột chất lỏng nhỏ nhất
=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình 4 nhỏ nhất.
Điều nào sau đây sai khi nói về áp suất chất lỏng.
D - sai vì: Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng đứng yên là như nhau
Tiết diện của pittông nhỏ của một cái kích dùng dầu là \(3,5\,\,c{m^2}\), của pittông lớn là \(175\,\,c{m^2}\). Người ta dùng kích để nâng một vật có trọng lượng \(2500\,\,N\). Để nâng được vật này thì phải tác dụng lên pít tông nhỏ một lực có độ lớn bằng
Ta có công thức máy nén thủy lực là:
\(\dfrac{F}{f} = \dfrac{S}{s} \Rightarrow \dfrac{{2500}}{f} = \dfrac{{175}}{{3,5}} \Rightarrow f = \dfrac{{2500.3,5}}{{175}} = 50\,\,\left( N \right)\)
Một máy nén thủy lực được dùng để nâng ô tô trong các gara. Muốn có một lực nâng là \(10000\,\,N\) tác dụng lên pit tong lớn, thì phải tác dụng lên pit tong nhỏ một lực bằng bao nhiêu? Biết pit tong lớn có diện tích lớn gấp \(5\) lần pit tong nhỏ và chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn áp suất từ pit tong nhỏ sang pit tong lớn.
Chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn áp suất từ pit tong nhỏ sang pit tong lớn, ta có:
\(\dfrac{F}{f} = \dfrac{S}{s} = 5 \Rightarrow f = \dfrac{F}{5} = \dfrac{{10000}}{5} = 2000\,\,\left( N \right)\)
Một thùng cao 1,5m đựng đầy nước, áp suất của nước lên đáy thùng và lên 1 điểm cách miệng thùng 0,5m lần lượt là:
Áp suất tác dụng lên đáy thùng là:
\(p = d.h = 10000.1,5 = 15000{\rm{ }}Pa\)
Áp suất tác dụng lên điểm cách miệng thùng 0,5m là:
\(p' = 10000.0,5 = 5000{\rm{ }}Pa\)
Một bình hình trụ cao 50 cm đựng đầy nước, biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Áp suất nước tác dụng lên một điểm cách đáy bình 10 cm là
Áp suất chất lỏng: p = d.h
Trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng; h là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng.
Vì điểm ta xét cách đáy bình 10 cm nên độ sâu:
\(h = 50-10 = 40{\rm{ }}cm = 0,4m\)
Áp suất tại điểm ta xét là:
\(p = d.h = 10000.0,4 = 4000{\rm{ }}N/{m^2} = 4000Pa\)
Dựa vào 4 hình vẽ dưới, hãy chọn cách sắp xếp đúng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về áp suất của nước trong bình tác dụng lên đáy bình:
Ta có: \(p = dh\)
Từ hình, ta thấy
\(\begin{array}{l}{h_C} > {h_A} > {h_D} > {h_B}\\ \to {p_C} > {p_A} > {p_D} > {p_B}\end{array}\)
=> Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về áp suất của nước trong bình tác dụng lên đáy bình là: B - D - A - C
Một thùng đựng đầy nước cao \(80 cm\). Áp suất tại điểm A cách đáy \(20 cm\) là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là \(10000 N/m^3\). Hãy chọn đáp án đúng.
Ta có:
+ Khoảng cách từ điểm A đến mặt thoáng là: \(h = 0,8 - 0,2 = 0,6m\)
+ Trọng lượng riêng của nước: \(d = 10000N/{m^3}\)
=> Áp suất của nước tác dụng lên điểm A là: \({p_A} = d.h = 10000.0,6 = 6000Pa\)
Một bình hình trụ cao \(1m\) đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\). Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}h = 1m\\d = 1000.10 = 10000N/{m^3}\end{array} \right.\)
=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: \(p = dh = 10000.1 = 10000Pa\)
Trong một bình chứa chất lỏng (hình vẽ), áp suất tại điểm nào lớn nhất? Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?
Ta có, áp suất \(p = dh\)
Trong đó: \(h\): là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất \(\left( m \right)\)
Từ hình ta thấy, điểm H gần mặt thoáng nhất hay \({h_H}\) nhỏ nhất
=> áp suất tại điểm H là nhỏ nhất.
Điểm R xa mặt thoáng nhất hay \({h_R}\) lớn nhất
=> áp suất tại điểm R là lớn nhất.
Ba bình 1, 2, 3 cùng đựng nước như hình. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?
Ta có: áp suất của nước tác dụng lên đáy bình: \(p = dh\)
Từ hình, ta thấy chiều cao của chất lỏng trong các bình như nhau, mà 3 bình lại cùng đựng nước (tức là chất lỏng trong các bình có cùng trọng lượng riêng)
=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy 3 bình là như nhau.
Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau?
D - đúng
A, B, C - sai
Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:
Ta có: áp suất chất lỏng \(p = dh\)
=> Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào:
+ trọng lượng riêng của chất lỏng (d)
+ độ sâu (độ cao) tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm tính áp suất (h)
Công thức tính áp suất gây ra bởi chất lỏng có trọng lượng riêng d tại một điểm cách cách mặt thoáng có độ cao h là:
\(p = d.h\)
Trong đó:
+ \(p\): áp suất ở đáy cột chất lỏng \(\left( {Pa} \right)\)
+ \(h\): là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất \(\left( m \right)\)
+ \(d\): trọng lượng riêng của chất lỏng \(\left( {N/{m^3}} \right)\)
Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng?
Ta có: Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng.
Ta có: Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?
Ta có: Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
Công thức tính áp suất chất lỏng là:
\(p = d.h\)
Trong đó:
+ \(p\): áp suất ở đáy cột chất lỏng \(\left( {Pa} \right)\)
+ \(h\): là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất \(\left( m \right)\)
+ \(d\): trọng lượng riêng của chất lỏng \(\left( {N/{m^3}} \right)\)