Đơn vị của nhiệt dung riêng của vật là:
\(J/kg\)
\(kg/J\)
\(J/kg.K\)
\(kg/J.K\)
Đơn vị của nhiệt dung riêng là: \(J/kg.K\)
Nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn thép. Vì vậy để tăng nhiệt độ của \(1kg\) nhôm và \(1kg\) thép thêm \({10^0}C\) thì:
Khối nhôm cần nhiều nhiệt lượng hơn khối thép.
Khối thép cần nhiều nhiệt lượng hơn khối nhôm.
Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
Không khẳng định được.
Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ thấp nhất?
Bình A
Bình B
Bình C
Bình D
Nhiệt lượng không cùng đơn vị với
nhiệt độ
nhiệt năng
công cơ học
cơ năng
Chọn phương án đúng:
Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và thể tích của vật.
Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ
Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ
Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.
Trong công thức tính nhiệt lượng thu vào: \(Q = mc\Delta t = mc\left( {{t_2} - {t_1}} \right)\), \({t_2}\) là :
Nhiệt độ lúc đầu của vật.
Nhiệt độ lúc sau của vật.
Thời điểm bắt đầu vật nhận nhiệt lượng.
Thời điểm sau khi vật nhận nhiết lượng.
Nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\) , điều đó có nghĩa là:
để nâng \(1kg\) nước tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là \(4200J\).
để nâng \(1kg\) nước bay hơi ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là \(4200J\).
\(1kg\) nước khi biến thành nước đá sẽ giải phóng nhiệt lượng là \(4200J\).
để nâng \(1kg\) nước giảm đi 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là \(4200J\).
\(J/kg.K\) là đơn vị của đại lượng nào dưới đây:
Nội năng
Nhiệt lượng
Nhiệt dung riêng
Nhiệt năng