• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
10 lượt xem

Câu 4. Tìm quan hệ từ trong các câu sau: a) Giữa vườn lá um tùm, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa nở rực rỡ. b) Cánh hoa mịn mành úp sát vào nhau như còn đang e lệ. c) Tuy Lê không đẹp nhưng Lê trông rất ưa nhìn. Câu 5. Tìm câu ghép trong đoạn văn văn sau: (Xác định chủ ngữ, vị ngữ) Ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương (1). Những cây gỗ tếch xoè tán rộng soi bóng xuống mặt nước(2). Nhưng về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ hiện ra trước mắt (3). Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào(4). H: Trong câu ghép em vừa tìm được có thể tách mỗi cụm chủ – vị thành một câu đơn được không? Vì sao? Câu 6. Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.. a) Vì trời nắng to ...... ...................................................................................................... b) Mùa hè đã đến ............................................................................................................. c) ....................................................................................còn Cám lười nhác và độc ác. d) ........................................................................................., gà rủ nhau lên chuồng. Câu 7 .Tìm và gạch dưới các cặp quan hệ từ trong các câu sau và cho biết chúng biểu thị mối quan hệ gì giữa các bộ phận của câu. A.Nếu việc học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ đắm chìm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. (biểu thị quan hệ : ……………………) B.Cậu không chỉ cho mình những hạt kê ngon lành mà cậu còn cho mình một bài học quí về tình bạn. (biểu thị quan hệ : …………….) C.Mặc dù khuôn mặt của bà tôi đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt ấy hình như vẫn còn tươi trẻ. (biểu thị quan hệ : ……………..) D.Tuy làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa. (biểu thị quan hệ : …………………..) E.Vì Nam không chăm học nên Nam thi không đạt kết quả cao. (biểu thị quan hệ : …………) Câu 8. Chỉ ra các câu ghép có trong các đoạn sau, xác định chủ ngữ và vị ngữ của từng câu. a.Trời trở rét. Vòm trời thấp hẳn xuống, mây xám như chì. Gió bấc rít từng hồi dài. Mấy chú gà con rúc dưới bụng mẹ, mấy chú vịt con kêu rối rít. b. Miền Nam nước ta có nhiều dừa. Dừa mọc ven sông, dừa men bờ ruộng, dừa leo sườn đồi.

2 đáp án
9 lượt xem

Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đứa tay tôi hứng Viết một đoạn văn (12 - 15 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên theo lối diễn dịch, có sử dụng câu phủ định (gạch chân dưới câu phủ định đó) Dàn ý: Câu chủ đề: Vẻ đẹp thiên nhiên và xúc cảm mãnh liệt của nhà thơ. 1. Khung cảnh thiên nhiêm mùa xuân thơ mộng và mang đậm chất Huế - Không gian thoáng đạt, rộng mở được đo bằng chiều dài dòng sông, chiều cao của bầu trời - Đường nét mềm mại của dòng sông và bông hoa tạo nên nét chấm phá, hài hòa thanh mát - Đảo ngử “mọc” nhấn mạnh sức sống mùa xuân, bông hoa như vươn lên, xòe nở, phô sắc - Màu sắc tươi tắn, hài hòa giữa xanh và tím lục bình mang đặc trưng Huế - Âm thanh rộn rã của tiếng chim chiền chiện → nét đơn sơ mà tô đậm được vẻ đẹp thanh mát, trong trẻo của màu xuân đặc trưng Huế 2. Xúc cảm của nhà thơ - Tiếng gọi tha thiết xúc động “Ơi con chim chiền chiện” → thích thú trược thiên nhiên. - Nâng niu trân trọng bằng cách đưa tay hứng những “giọt long lanh” - “Giọt long lanh”: + Giọt sương, hoặc giọt mưa + Giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện  ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Dù hiểu theo cách nào thì vẫn thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha và trân trọng nó của Thanh Hải.

2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem

PHIẾU SỐ 3 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Ông Hai vẫn cứ trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ…Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài.” Câu 1: Chỉ ra các yếu tố độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của việc sử dụng các yếu tố ấy. Câu 2: Vì sao ông Hai lại “trằn trọc không sao ngủ được”? Câu 3: Chỉ ra câu nghi vấn trong đoạn trích trên và nêu tác dụng. Câu 4: Chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng. Câu 5: Đoạn trích diễn tả tâm trạng gì của ông Hai? Câu 6: Nếu lược bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm của đoạn văn có gì thay đổi? Vì sao? Câu 7: Trong một đoạn trích của Truyện Kiều đã học cũng có bốn câu thơ dùng câu hỏi để diễn tả tâm trạng nhân vật. Hãy chép lại những câu thơ đó (ghi rõ tên đoạn trích). ( Cần gấp cần gấp ạ, mong mọi người giúp đỡ )

2 đáp án
11 lượt xem

Có hai hạt lúa đều to, khỏe, chắc mẩy nên được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn phải chịu nắng nóng, mưa lạnh rồi cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi yên ổn để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa và lăn vào đó, nằm khoan khoái, tự hào về sự “khôn ngoan” của mình. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thực sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất nhất bị héo khô nơi góc nhà vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn rồi mục nát hẳn trong xó tối. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa mới. Cây lúa ấy lại trổ bông, trĩu hạt, chín vàng… (Theo First New, Hạt giống tâm hồn) 1. Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn: Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn phải chịu nắng nóng, mưa lạnh rồi cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi yên ổn để trú ngụ”. (0,5 điểm) 2. Sự lựa chọn của hai hạt lúa ẩn dụ cho những quan niệm sống nào? Nếu là em, em sẽ lựa chọn quan niệm sống nào? Vì sao? (1,5 điểm)

1 đáp án
9 lượt xem