Phân tích cảm nhận đoạn thơ sau : Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài " Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay " Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu ? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu ... KO sao chép mạng nha ạ Viết dài giúp mình nhé

2 câu trả lời

đảm bảo ko chép mạng, này là chị lấy từ trong vở cô cho ghi nhé ( chị ghi từng gạch đầu dòng ra cho em, em chỉ việc viết liền lại với nhau và thêm 1 vài từ thì thêm nha)

phân tích cảm nhận:

1. Hình ảnh ông đồ thời đắc ý:

a) - Trong khung cảnh tết đến xuân về, không khí vui tươi, náo nức, hoa đào nở tươi thắm, người qua người lại đông vui tấp nập, ông đồ xuất hiện bên lề phố với mực tàu, giấy đỏ, làm công việc viết chữ thuê.

- Từ"mỗi" cho ta thấy hình ảnh ông đồ là 1 phần ko thể thiếu trong ngày tết, nếu hoa đào gợi sức sống tươi mới, trẻ trung thì ông đồ là trầm hương làm cho mùa xuân thêm thiêng liêng và ấm áp, ông đồ là trung tâm của sự chú ý: "Bao nhiêu người thuê viết, tấm tắc ngợi khen tài". Ông đã sáng tạo ra những nét chữ tài hoa:" Hoa tay thảo những nét, như phượng múa rồng bay". Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh để làm nổi bật tài năng của ông đồ, ông viết chữ mà như  đang múa chữ. Thành ngữ "phượng múa rồng bay"  gợi nét chữ uốn lượn, bay bổng có thần thái

=> Nhà thơ đã cảm nhận chữ viết của ông đồ = cả tấm lòng trân trọng với chữ Hán, = cả vốn văn học Việt Nam. Đọc đoạn thơ, ta như thấy thời kì huy hoàng, đắc ý của ông đồ, nhưng ẩn sâu trong đó là dư vị ngậm ngùi, chua xót, ông đồ tài hoa là thế mà phải ra đường viết chữ thuê.

2. Ông đồ thời suy tàn

- Hình ảnh ông đồ vẫn xuất hiện bên lề phố vào dịp tết đến xuân về, nhưng những người thuê viết nay đã vắng bóng:" Nhưng mỗi năm mỗi vắng, người thuê viết nay đâu". Chữ "nhưng" đặt đầu câu thơ đã tạo nên thế đối lập giữa thời kì đắc ý và thời kì suy tàn của ông đồ. Chữ "mỗi" đc lặp đi lặp lại(phép ddiepj ngữ) gợi bước chuyển chầm chậm của bánh xe thời gian, câu hỏi tu từ:"người thuê viết nay đâu?" vang lên da diết, đó là tiếng hỏi xót xa, hụt hẫng, tuyệt vọng khi con người dần thờ ơ với thú chơi chữ với nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc. Tâm trạng của ông đồ đã đc gửi gắm trong hình ảnh của sự vật:" Giấy đỏ buồn ko thắm, mực đọng trong nghiên sầu". Việc sử dugnj nghệ thuật nhân hóa: giấy buồn và mự sầu đã gợi tả đc tâm trạng  buồn của oogn đồ, việc sử dụng từ" đọng" trong câu thơ thật tài tình khiến câu thơ ngưng lại như 1 giọt lệ.

=> Nỗi buồn của ông đồ là nỗi buồn thân phận của con người bị lãng quên.

=> Nhà thơ đã thấu hiểu tâm trạng, nỗi buồn của ông đồ để cảm thông, chia sẻ, xót xa trước tình cảnh củ ông

- Hình ảnh "ông đồ vẫn ngồi đấy" (vẫn xuất hiện bên lề phố) nhưng qua đường ko ai hay, đó là thái độ thờ ơ, dửng dưng với 1 nét văn hóa đẹp.  Ông đồ là hình ảnh cô đơn giữa dòng đời: ngồi đấy, lặng lẽ, u buồn. 

=> Tác giả đã thông cảm, thấu hiểu nỗi buồn của ông đồ=>tấm lòng đồng cảm, xót xa

Xã hội càng phát triển thì con người càng không còn để ý đến ông đồ. Ngày Tết đến thì con người vẫn thờ ơ, vô cảm . Mặc dì ông vẫn ở đó ,vẫn giấy bút đỏ thắm nhưng không còn ai , qua đó ta có thấy được thái độ sống của con người đang thay đổi qua từng ngày .

Tác giả đã khắc họa hình ảnh ông đồ đầy tình tế, qua đó giúp ta hiểu được những giá trị truyền thống đẹp đẽ và lời nhắc nhở hãy trân trọng những giá trị cũ cao đẹp trong quá khứ.  Đoạn thơ biểu đạt nội dung: Tình cảnh đáng thương của ông đồ khi chữ nho không được trọng, ngày Tết không ai sắm câu đối, ông đồ trở nên thất thế, ngày càng ít người thuê viết qua mỗi năm.

`#` `Tranhoang40860`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm