Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đứa tay tôi hứng Viết một đoạn văn (12 - 15 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên theo lối diễn dịch, có sử dụng câu phủ định (gạch chân dưới câu phủ định đó) Dàn ý: Câu chủ đề: Vẻ đẹp thiên nhiên và xúc cảm mãnh liệt của nhà thơ. 1. Khung cảnh thiên nhiêm mùa xuân thơ mộng và mang đậm chất Huế - Không gian thoáng đạt, rộng mở được đo bằng chiều dài dòng sông, chiều cao của bầu trời - Đường nét mềm mại của dòng sông và bông hoa tạo nên nét chấm phá, hài hòa thanh mát - Đảo ngử “mọc” nhấn mạnh sức sống mùa xuân, bông hoa như vươn lên, xòe nở, phô sắc - Màu sắc tươi tắn, hài hòa giữa xanh và tím lục bình mang đặc trưng Huế - Âm thanh rộn rã của tiếng chim chiền chiện → nét đơn sơ mà tô đậm được vẻ đẹp thanh mát, trong trẻo của màu xuân đặc trưng Huế 2. Xúc cảm của nhà thơ - Tiếng gọi tha thiết xúc động “Ơi con chim chiền chiện” → thích thú trược thiên nhiên. - Nâng niu trân trọng bằng cách đưa tay hứng những “giọt long lanh” - “Giọt long lanh”: + Giọt sương, hoặc giọt mưa + Giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện  ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Dù hiểu theo cách nào thì vẫn thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha và trân trọng nó của Thanh Hải.

2 câu trả lời

Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:

                           Mọc giữa dòng sông xanh

                           Một bông hoa tím biếc

                           Ơi! Con chim chiền chiện

                           Hót chi mà vang trời...

        Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có “hồn” khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ

(1) Trong sáu câu thơ đầu tác phẩm”Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, vẻ đẹp của mùa xuân đã được khắc họa qua hình ảnh, âm thanh và màu sắc. (2) Đoạn thơ mở ra trước mắt ta một hình ảnh khoáng đạt, trong sáng, có dòng sông, có bông hoa, có con chim chiền chiện, có cả tầm cao và tầm xa. (3) Sắc màu thật tươi tắn trên nền xanh của dòng sông là màu tím biếc của bông hoa, sắc màu gợi ra vẻ đẹp thơ mộng, chất Huế đầy sau kín, bí ẩn, quyến rũ. (4) Âm thanh rộn rã với tiếng chim chiền chiện hót vang trời đã trở thành khúc nhạc xuân, ngân vang cả đất trời. (5) Động từ “mọc” không dùng thanh bằng mà thay vào đó là thanh trắc, được đảo lên đầu gây ấn tượng về một sức xuân thật mạnh mẽ đang trào dâng lên từng đóa hoa. (6) Cấu trúc câu cảm thán “Ôi!...trời” làm ta hình dung được cảm xúc của tác giả như hân hoan gieo vui, như đón nhận khúc nhạc mùa xuân. (7) Câu thơ “từng giọt long lanh rơi”, có nhiều cách hiểu về hình ảnh “giọt” độc đáo: giọt mưa xuân tức là giọt mưa mùa xuân long lanh dưới ảnh nắng mặt trời, giọt tiếng chim ngân lên thật trong, thật tròn không tan biến đi mà đọng lại tạo thành giọt hữu hình; là giọt mùa xuân bởi âm thanh và hình ảnh rạng rỡ của mùa xuân như đọng thành giọt, kết thành chuỗi ngọc long lanh đến mức có thể cầm nắm được. (8) Ứng với giọt là hứng, giọt là cảm hứng độc đáo, hình ảnh mùa xuân, hứng là cảm xúc trực tiếp của tâm trạng nhà thơ giúp ta hình dung được thi sĩ như đang quỳ trước thềm xuân, hai tay nâng niu đón từng giọt xuân đầy trân trọng, ngây ngất say sưa. (9) Đó là giọt hạnh phúc mà đời ban tặng cho những ai biết mở lòng về phía cuộc đời. (10) Từ giọt đến hứng diễn ra một quá trình chuyển đổi cảm giác thú vị: từ cảm nhận thị giác, giọt mưa xuân đến cảm nhận thính giác – tiếng chim và xúc giác – đưa tay hứng giọt xuân, đó là sự tổng hợp các giác quan để cảm nhận vẻ đẹp đa chiều của mùa xuân đất trời. (11) Phải yêu đời thiết tha lắm mới mở lòng với mùa xuân như thế và viết nên những câu thơ rất xuân khi đất trời còn chưa kịp sang xuân và thi sĩ đang là con bệnh cận kề cái chết. (12) Chúng ta cảm động vì được chiêm ngưỡng một mùa xuân nữa, mùa xuân kì diệu của tình yêu cuộc sống, của ý chí vượt lên hoàn cảnh để gắn bó với mùa xuân của tác giả Thanh Hải.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước