Cảnh con hổ trong vườn bách thú được miêu tả ở hai câu thơ đầu , nó xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Tâm trạng nào? Từ ngữ nào thể hiện điều đó?

2 câu trả lời

Cảnh con hổ trong vườn bách thú được miêu tả ở hai câu thơ đầu, nó xuất hiện trong hoàn cảnh bị giam cầm trong lồng sắt, với tâm trạng chán chường, u uất, bất lực, ngao ngán nhìn cuộc sống dần trôi. Những từ ngữ: “Căm hờn”, “nằm dài trông ngày tháng dần qua” đã thể hiện điều đó.
- Hoàn cảnh bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một thứ đồ chơi - Tâm trạng căm hờn, phẫn uất tạo thành một khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát, nghiền tan. - “Ta nằm dài” – cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể ⇒ Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực - “Khinh lũ người kia”: Sự khinh thường, thương lại cho những kẻ (Gấu, báo) tầm thường nhỏ bé, dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng ⇒ Từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ u uất diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán ⇒ Tâm trạng của con hổ cũng giống tâm trạng của người dân mất nước, Căm hờn và phẫn uất trong cảnh đời tối tăm.