• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Người Mù và người Què cùng sống chung trong một căn nhà. Tuy cùng bị tàn tật, đã không thương yêu gì nhau mà họ lại còn hay ganh ghét, chỉ trích lẫn nhau. Mỗi khi cãi vã, người Mù mắng người Què không có chân nên chẳng đi đâu được. Người Què cãi lại, cho rằng người Mù không có mắt thì coi như đời bỏ đi. Người nào cũng cho mình mới thật là người có ích. Một hôm có đám cháy trong xóm, và bà con láng giềng đã gồng gánh, bồng bế nhau chạy tán loạn khỏi đám cháy. Lửa lan dần đến bên nhà của hai người, nhưng hai người không biết làm cách nào thoát được ngọn lửa. Một người hàng xóm chạy ngang qua, thấy vậy, mắng rằng: - Còn chờ đợi gì nữa, ở đó chịu chết à? Sao anh Mù không cõng anh Què, và anh Què sáng mắt thì chỉ đường dẫn lối cho anh Mù đi, có hơn không? Người Mù và người Què nghe thấy có vẻ hợp lý, làm theo. Thế là trong giây lát, hai người đã cùng tự dìu dắt nhau thoát khỏi đám cháy một cách an toàn. Từ đó hai người trở nên bạn thân. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Xét về cấu tạo, câu văn “Còn chờ đợi gì nữa, ở đó chịu chết à ?” thuộc kiểu câu nào? Câu 2. Theo em, tại sao cuối cùng người Mù và người Què lại “trở nên bạn thân ” dù trước đó họ “hay ganh ghét, chỉ trích lẫn nhau ” ? Câu 3. Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? giúp e với ạ e cảm ơn

1 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
15 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
16 lượt xem

Phần I. (6.5đ) Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long mang nhịp thở của những con người lao động mới với sự cống hiến âm thầm, bình dị mà cao đẹp. Trong truyện ngắn này có đoạn trích như sau: “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” (Ngữ văn 9, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Câu 1. Đoạn trích trên là lời của ai, được nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em thấy lí do khiến nhân vật “cháu” cảm thấy hạnh phúc là gì? (1.0 điểm) Câu 2. Xác định ngôi kể và điểm nhìn trần thuật của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Việc lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật đó có tác dụng gì? (1.0 điểm) Câu 3. Ghi lại một câu văn trong đoạn trích trên có sử dụng khởi ngữ và chỉ rõ khởi ngữ. (0.5đ) Câu 4. Qua đoạn trích trên và truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp làm rõ sự cống hiến thầm lặng của những con người lao động ở mảnh đất Sa Pa. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và phép nối để liên kết câu (gạch chân, chú thích rõ). (3.5 điểm) Câu 5. Một tác phẩm khác ở chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về những những con người lao động hăng say trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là tác phẩm nào, tác giả là ai? (0.5 điểm

1 đáp án
35 lượt xem
1 đáp án
15 lượt xem
2 đáp án
18 lượt xem
1 đáp án
12 lượt xem