Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân miêu tả tâm trạng ông Hai như sau: “Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, nêu cảm nhận của em về tình yêu làng của ông Hai trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu phủ định (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu phủ định).

1 câu trả lời

Truyện ngắn Làng là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân viết và ông Hai là nhân vật chính trong truyện. Ông rất yêu làng Chợ Dầu nhưng vì nghe theo kháng chiến nên phải đi tản cư. Tình yêu làng của ông tại nơi tản cư làm chúng ta vô cùng xúc động với nỗi nhớ làng da diết: "Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng quá!". Không chỉ vậy, khao khát trong ông chính là hướng về làng. Tình cảm ấy của ông càng được bộ lộ rõ hơn trong hoàn cảnh thử thách khi ông nghe tin làng theo Việt gian. Trái tim người dân yêu làng ấy như bị giày xéo. Ông không tin vào những gì ông nghe thấy từ người đàn bà dưới xuôi lên. Trong ông Hai đã diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm vô cùng căng thẳng. Hình ảnh ông đau khổ, trằn trọc, suy tư và kiểm duyệt từng người làng trong óc làm ta thấy được những mong chờ trong ông Hai. Tình yêu làng khiến ông càng trở nên đau khổ khi nghĩ rằng ngôi làng của mình đã bán đứng quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh nộ tâm đã cho ông đưa ra kết luận làng thì yêu nhưng làng theo Tây thì phải thù. Tình yêu làng đã hòa quyện trong tình yêu nước và giúp ông nuôi dưỡng niềm tin. Ngòi bút Kim Lân thành công với xây dựng tâm lý, tạo tình huống truyện. Tóm lại, tình yêu làng của nhân vật ông Hai được tác giả khắc họa rất rõ nét. 

Ông không tin vào những gì ông nghe thấy từ người đàn bà dưới xuôi lên.: Câu phủ định

"Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng quá!" Lời dẫn trực tiếp

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

3 lượt xem
2 đáp án
21 giờ trước