Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

2 câu trả lời

C1:

PTBĐC: Nghị Luận

C2:

BPTT: So Sánh

So Sánh học hỏi với sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức

Tác dụng:

+ Tạo một phép so sánh đầy cân đối, thể hiện rõ được sự quan trọng của tầm việc học hỏi

+ Tạo cho người đọc cảm nhận về sự có ích, cũng như điều quan trọng của việc học hỏi.

C3:

Em có đồng tình với quan niệm đó, vì:

+ Học hỏi sau này còn là tiếp thu thêm cho con người kiến thức, cũng như giúp con người có thêm nhiều kinh nghiệm sống quý báu hơn

+ Học hỏi còn là một việc không phải có bằng cấp là chấm dứt, nó là việc sẽ mãi theo ta cả đời này.

+ Học hỏi giúp ta thêm được những bài học và kinh nghiệm quý báu.

C4:

Em hiểu rằng:

+ Mọi nẻo đường ở đây là phép ẩn dụ cho cuộc sống, mỗi ngõ ngách trên cuộc đời ta sẽ học hỏi được nhiều hơn những gì ta đang tìm kiếm, đồng thời ta có thể học được những điều mới mẻ, học được những đức tính tốt và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

+ Mỗi khi vấp ngã ở một nẻo đường, ta lại học hỏi được thêm một bài học đầy quý giá và đáng để trân trọng

Câu 1 : Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

⇒  Nghị luận 

Câu 2 : Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích.

⇒ BPTT so sánh : Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan

⇒ Tác giả so sánh : Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức

⇒ Tác dụng : Hình dung cho người đọc rằng : Quá trình học tập chính là từng ngày gom góp kiến thức , tích lũy lâu dài thành sức mạnh và vốn tri thức quý báu ở mỗi người .

Câu 3 : Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao ?

⇒ Em đồng tình với quan điểm của tác giả bởi  vì Trên trong cuộc đời , học chính là công việc mà kéo dài xuyên suốt cả một đời người , chúng ta dù làm nghề gì , hay có nhiều bằng cấp đến đâu thì vẫn phải học thêm từ sách vở , từ mạng internet , từ trải nghiệm cuộc sống , từ những người mà chúng ta gặp . 

Câu 4 : Em hiểu thế nào về ý kiến :  “ Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất  riêng . ”

⇒ Em hiểu rằng : Khi ta đặt chân khám phá những nẻo đường mới thì đó cũng là lúc ta tiếp cận đến một nẻo tri thức mới . Mọi mặt trong cuộc sống đều có những tri thức cho chúng ta khám phá và học tập. Điều quan trọng nhất chính là tinh thần học hỏi,  cố gắng và không ngừng nỗ lực của mỗi người trong việc liên tục tích lũy tri thức ấy . 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm