Trong lần đầu gặp gỡ anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, cô kĩ sư trẻ trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã có những cảm giác thật đặc biệt: “ Có phải cái cảm giác bàng hoàng, đáng lẽ cô phải biết khi yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định của mình? Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái”. Câu 1. Truyện được kể ở ngôi thứ ba, vậy theo em, vì sao tác giả không lựa chọn ngôi kể thứ nhất, đặt điểm nhìn ở nhân vật cô gái để cô bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ? Câu 2. Vì sao cuộc gặp gỡ giữa cô và anh thanh niên lại giúp cô gái “hàm ơn” và “yên tâm hơn về quyết định của mình”?
1 câu trả lời
Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện kể về anh thanh niên hai mươi bảy tuổi sống và làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn. Công việc chính của anh thực hiện công tác khí tượng để cung cấp các số liệu thời tiết đã thu thập được.
Trong một lần nọ, anh được gặp gỡ với những người ở xuôi đó là ông họa sĩ và cô kĩ sư đến thăm. Anh đã kể cho họ nghe về công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của mình. Tuy công việc vất vả nhưng anh vẫn tự giác thực hiện mỗi ngày. Ông họa sĩ đã phát hiện ra nét đẹp trong phẩm chất, tâm hồn của anh nên muốn vẽ một bức chân dung. Nhưng anh đã từ chối và giới thiệu cho ông những người mà anh cho là xứng đáng hơn.
Sau ba mươi phút trò chuyện, đến khi ra về, anh thanh niên đã tặng cho họ một làn trứng. Qua chuyến đi đó, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã có những ấn tượng tốt đẹp anh thanh niên - một đại diện về những người lao động âm thầm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.