Phần I. (6.5đ) Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long mang nhịp thở của những con người lao động mới với sự cống hiến âm thầm, bình dị mà cao đẹp. Trong truyện ngắn này có đoạn trích như sau: “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” (Ngữ văn 9, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Câu 1. Đoạn trích trên là lời của ai, được nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em thấy lí do khiến nhân vật “cháu” cảm thấy hạnh phúc là gì? (1.0 điểm) Câu 2. Xác định ngôi kể và điểm nhìn trần thuật của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Việc lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật đó có tác dụng gì? (1.0 điểm) Câu 3. Ghi lại một câu văn trong đoạn trích trên có sử dụng khởi ngữ và chỉ rõ khởi ngữ. (0.5đ) Câu 4. Qua đoạn trích trên và truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp làm rõ sự cống hiến thầm lặng của những con người lao động ở mảnh đất Sa Pa. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và phép nối để liên kết câu (gạch chân, chú thích rõ). (3.5 điểm) Câu 5. Một tác phẩm khác ở chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về những những con người lao động hăng say trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là tác phẩm nào, tác giả là ai? (0.5 điểm

1 câu trả lời

C1:
-Ngôi kể thứ 3
=> Dưới cảm nhận của tác giả thì h/ảnh nhân vật trong câu chuyện trở nên sinh động hơn, khi tác giả có thể hiểu hết tâm tư, tình cảm, ý nghĩa của họ, với việc gọi tên các nhân vật: Anh thanh niên, ông họa sĩ,……….. khiến cho câu chuyện trở nên lỗi cuốn hơn. Đây là mô típ quen thuộc của nhiều câu chuyện mang yếu tố tự sự.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

3 lượt xem
2 đáp án
20 giờ trước