Viết đoạn văn khoảng 12 câu phân tích ý nghĩa chiếc lược ngà . Trong đoạn có dùng một câu hỏi tutu và 1 thành phần biệt lập tình thái

1 câu trả lời

Có người đã từng nhận xét: "Những chi tiết nhỏ trong mỗi truyện ngắn giống như một dây tóc bóng đèn, tuy nhỏ bé nhưng có tác dụng phát sáng lên cả câu chuyện". Hình tượng chiếc lược ngà trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một chi tiết như vậy. Chiếc lược ngà chính là kỉ vật cuối cùng người cha gửi tặng cho con gái trước lúc hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Trước tiên, chiếc lược ngà ấy thể hiện tình cảm yêu thương, mong nhớ của ông Sáu dành cho con. Đó chính là hiện thân cho trái tim của người cha dành trọn vẹn cho đứa con gái duy nhất của mình. Có thể nói, chiếc lược ấy chính là minh chứng sáng ngời cho tình cha con bất diệt trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh. Không chỉ yêu thương, đó còn là lời hứa, là kỉ vật thiêng liêng vì trước khi chia tay, bé Thu dặn ba về ba mang cho con chiếc lược ngà. Chiếc lược còn thể hiện sự khéo léo, tài năng của người lính, người lính Việt Nam không chỉ là những anh hùng chiến trận mà còn là những người nghệ sĩ, đầy tài năng. Chiếc lược ngà như một lời xin lỗi của người cha vì đã trót đánh con trong những ngày về thăm nhà. Không dừng lại ở đó, chiếc lược còn là cầu nối cho những tình cảm mới mẻ, cao đẹp của con người. Chiếc lược nhỏ bé ấy đã được người đồng đội trao lại cho cô con gái yêu dấu của người lính xấu số. Ở đây, ta bắt gặp thêm một thứ tình cảm thiêng liêng vừa dấy lên của người trao lược và người nhận lược: tình cha con. Vì thế mà chiếc lược còn có ý nghĩa nốt kết những tình cảm cao đẹp giữa người với người. Đây là một hình tượng nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình cha con, tình cảm gia đình trong chiến tranh. Chiếc lược ngà đã đạt giá trị sâu sắc cả về nội dung và hình thức, và sẽ còn gây được những xúc động cho người đọc hôm nay và cả mai sau.



XIN CTLHN + 5 SAO + CÁM ƠN! CHÚC EM HỌC TỐT

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

3 lượt xem
2 đáp án
21 giờ trước