• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

“Cảm nhận của anh/chị về bức tranh gia đình Tràng trong đoạn văn sau: Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lòa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khắp mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn thật thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng chơ vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ nhàng bảo nàng dâu: - Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm chẳng muộn. - Vâng. Người đàn bà lẳng lặng đi vào bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải vì mới làm dâu mà thị tu chí làm ăn không? Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cho nhà cửa quang quẻ, nền nếp, thì cuộc đời của họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.” Câu 1: xác định vấn đề cần nghị luận. Câu 2: lập dàn ý. Câu 3: viết mở bài.

1 đáp án
122 lượt xem

Đọc hiểu (3,0 điểm) Đoc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: [...] Có những ngày muốn post cái gì đó tươi tươi cũng thấy cần nhìn trước nhìn sau. Vì xung quanh đang có những chuyện buồn, chuyện tổn thất, chuyện đau lòng. Không được cười nói khi người khác có chuyện buồn, kiểu như nhà mình cũng cần đi khẽ nói nhẹ, ngả nón chào khi hàng xóm có người qua đời, đó cũng là một trong những biểu hiện tối thiểu của sự tử tế. [...] Thật ra, làm người tử tể khó lắm không? Nói dễ, không dễ nhưng khó, cũng không hề là khó. Không cần phải cổ gắng làm những điều vượt quá khả năng của bản thân, nếu đó là điều trước giờ ở nhà cha mẹ bạn chưa từng dạy qua cho bạn. Từ từ, trải qua đời sống, bạn sẽ tự rút kinh nghiệm, và mình nhận ra rằng, hình như càng có tuổi hơn, người ta dường như càng biết sống tử tế hơn thì phải. Cái đó gọi là “đời dạy”. Tuy nhiên, có những cái nhỏ nhỏ này không cần đợi đến lúc “đời dạy ” mình cũng có thể làm được ngay. Ở trên xe biết nhường chỗ cho người già, phụ nữ mang bầu..., đi ngang đám ma biết im giọng không cười, nhìn thấy chị hàng xóm xách đồ nặng biết chạy tới xách phụ..., hay chủ động đỡ xe của một người không quen vừa té. Và những điều này cũng quan trọng không kém, khi bạn chuẩn bị comment ném đá ai đó, cân nhẳc coi comment của bạn có làm hại gì cuộc sống người ta không, để thôi, bớt làm anh hùng bàn phím chỉ để cho vui. Hay những ai giữ trong lòng ‎ý niệm hại người, ngưng lại. Bởi vì, làm người tử tế, nó đẹp lắm. Mỗi người tánh tình tốt xấu có đủ, âu cũng là cái tính tự nhiên, nhưng ý thức làm người tử tế nó sẽ khiến cho con người mình đẹp hơn nhiều, dẫu trời chỉ cho ta cao không tới một mét rưỡi hay chẳng có được cặp mắt hai mí to tròn, sóng mũi cao vút kiểu mấy cô mấy cậu ngôi sao Hàn Quốc. Mà chỉ cần mình thấy mình đẹp, tự nhiên mình thấy đời mình vui lên nhiều. Thì thêm được một chuyện tốt là bớt đi được một thói quen xấu mà. (An nhiên mà sống, Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ, tr. 189-191) Câu 1. Đoạn trích được viết bằng phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. Tác giả đã chỉ ra những biểu hiện nào của sự tử tế mà mỗi người có thể làm được ngay? Câu 3. Theo bạn, xã hội sẽ ra sao nếu thiếu vắng những việc tử tế? Câu 4. Bạn có đồng ý với nhận định: ý thức làm người tử tế nó sẽ khiến cho con người mình đẹp hơn nhiều không? Vì sao?

1 đáp án
132 lượt xem

Đọc hiểu (3,0 điểm) Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng đại học, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng đại học.. Ngày nay, khi bạn có thực tài, nếu không làm cho cơ quan Nhà nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Hay tự mình... dùng mình! Thậm chí, nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới... Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà của mình. Hiện xã hội cũng đang "khát" nhân lực, hàng trăm ngàn công ty đang cần hàng triệu người có thực tâm, thực lực để giúp họ. Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện. Còn giả sử bạn nộp đơn vào một số nơi nào đó mà họ không quan tâm đến giá trị thực thì chắc hẳn nơi đó không thuộc về bạn. …. Cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để làm được những gì mà mình muốn. Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Hãy tin rằng: "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp. Và rằng, trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực học" của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn "đại học" rất nhiều". (Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Câu 3. Theo anh/chị, việc đưa ra câu nói:Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện có tác dụng gì? Câu 4. Lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp” gợi anh, chị suy nghĩ gì?

1 đáp án
121 lượt xem

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Văn hóa có nhiều cách hiểu và cách diễn đạt, nhưng theo tôi( Giản Tư Trung), hiểu một cách đơn giản nhất, con người văn hóa là con người “tam tính”: nhân tính, quốc tính và cá tính. Đây chính là đặc tính của con người tự do và cũng là đích đến của giáo dục khai phóng. Nhân tính là thứ để phân biệt giống người với những giống loài khác, để phân biệt con người với muông thú cỏ cây và máy móc. Quốc tính là thứ để phân biệt đồng bào với đồng loại của mình. Nếu như quốc tính cần được sàng lọc bởi nhân tính thì cá tính sẽ được hình thành nên nền tảng của nhân tính và được vun bồi bởi quốc tính. Con người “tam tính” sẽ là con người rất nhân loại, rất dân tộc, nhưng cũng rất là chính mình. Ngoài ra, tôi cũng có một khái niệm khác về con người  văn hóa , đó là con người “ba bề”: bề trong (lương tri của mình), bề trên (đức tin của mình), bề ngoài (tính cách của mình). Chính “tam tính” và “ba bề” (văn hóa) đó mới giúp ta minh định được đúng - sai, phải - trái, chân - giả, thiện - ác, chính - tà; giúp ta hình thành được “chân thắng” và “chân ga” bên trong con người mình. “Chân thắng” là để ngăn ta làm điều sai, điều ác (trái với “tam tính”); còn “chân ga” sẽ thôi thúc ta làm điều đúng, điều đẹp (hợp với “tam tính”). (Hiểu biết về văn hóa có vấn đề, Giản Tư Trung) (http://giantutrung.vn/bai-viet/5-hien-tuong-loan-chuan-trong-gioi-tre-thieu-vang-van-hoa) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Theo tác giả, con người văn hoá được hiểu theo những cách nào? Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả biện pháp tu từ (về từ) trong câu:" Chính “tam tính” và “ba bề” (văn hóa) đó mới giúp ta minh định được đúng - sai, phải - trái, chân - giả, thiện - ác, chính - tà; giúp ta hình thành được “chân thắng” và “chân ga” bên trong con người mình.." Câu 3. Việc tác giả đưa ra nhận định:“Con người “tam tính” sẽ là con người rất nhân loại, rất dân tộc, nhưng cũng rất là chính mình." có tác dụng gì? Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do chọn thông điệp đó. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ giải pháp ngăn chặn hiện tượng loạn chuẩn trong giới trẻ thiếu văn hoá hiện nay.

2 đáp án
132 lượt xem

Giấc ngủ vội, manh chiếu cói trên sân Thở qua khẩu trang, áo quần bảo hộ Anh nằm đó, chị nằm đó - sau những chuyến xe đêm mệt nhoài phụng sự Những chuyến xe mang nặng nghĩa đồng bào Khi đất nước cần, chúng ta xiết vai nhau Người góp của, người góp công thầm lặng Một chút nhỏ nhoi với tâm thành hiến tặng Dìu nhau qua phút gian khó ngọt tình Giấc ngủ vùi thơm hương nắng bình minh Thức dậy hôm nay - những thiên thần đất Việt Chiến trường không tiếng súng Vững lòng và lạc quan. Xin gửi về anh chị triệu triệu niềm tin Những người lính áo trắng trên tuyến đầu chống dịch Những chiến sĩ hết mình phục vụ đồng bào để những ngày cách ly vẫn ngập tràn hạnh phúc Những bác lái xe, những cô lao công, những chiến sĩ biên phòng… Chẳng kể hết được trăm nghìn người đã góp sức góp công Chỉ biết toàn dân một lòng biết ơn và trân quý Đất nước kinh tế còn nghèo, nhưng chưa bao giờ nghèo tình nghèo nghĩa Hạnh phúc của một người - là hạnh phúc của cả quốc gia… (Trích Dịch bệnh rồi sẽ qua, những bài ca ở lại - Lương Đình Khoa) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào ? Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau: Những người lính áo trắng trên tuyến đầu chống dịch Những chiến sĩ hết mình phục vụ đồng bào để những ngày cách ly vẫn ngập tràn hạnh phúc Những bác lái xe, những cô lao công, những chiến sĩ biên phòng… Câu 3. Anh/ chị hiểu thế nào về hai câu thơ ? Giấc ngủ vội, manh chiếu cói trên sân Thở qua khẩu trang, áo quần bảo hộ. Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: Đất nước kinh tế còn nghèo, nhưng chưa bao giờ nghèo tình nghèo nghĩa không ? Vì sao ?

1 đáp án
69 lượt xem

Đọc câu chuyện sau đây và thực hiện các yêu cầu. “Chuyện kể rằng, ở một vương quốc nọ có một vị vua tài trí, đức hạnh nhưng lại không có hoàng tử nối ngôi. Ông liền nghĩ tới việc tập hợp nhân tài trên khắp đất nước để chọn ra một người kế vị xứng đáng. Một ngày kia, vua cho mời tất cả các em nhỏ từ 5 đến 12 tuổi vào hoàng cung và tuyên bố: "Ta giờ đã già, vương quốc này cần có một vị vua mới. Ta muốn tìm một người tài đức thay ta cai quản đất nước. Ta sẽ cho mỗi con một hạt giống. Các con hãy gieo hạt và chăm sóc những cây con đâm chồi. Ba năm sau, hãy mang thành quả gieo trồng của mình đến cho ta xem. Lúc ấy, ta sẽ quyết định ai là vị vua kế vị.”. Sau khi nhận được hạt giống, đứa trẻ nào cũng cần mẫn gieo hạt, chăm cây ngày đêm với hy vọng, cây của mình lớn nhanh nhất, khỏe nhất, đậu nhiều quả nhất. Đúng ngày đã hẹn, thần dân khắp vương quốc nô nức đổ về cung điện để xem ai sẽ là vị vua kế tiếp. Quả đúng như dự tính, đứa trẻ nào cũng mang đến một cái cây to khỏe với rất nhiều hoa trái. Nhà vua ngắm kỹ từng cây một và mỉm cười với vẻ lạnh lùng! Bỗng ông dừng lại trước một cậu bé. Trên tay cậu là một chậu đất không, chẳng có cái cây nào. Thấy nhà vua ngắm nghía cái chậu của mình, cậu bé buồn bã chảy nước mắt. Nhà vua hỏi: “Tại sao con lại khóc?”. Cậu bé thưa: “Con đã gieo hạt vào chậu đất này. Con cũng bón phân cho cây, tưới nước hằng ngày, chăm sóc cẩn thận. Vậy mà mãi cũng không thấy nảy mầm”. Càng nói, cậu bé càng khóc to hơn, đầu cúi gầm xấu hổ. Nhà vua ôm cậu bé vào lòng. Trước sự sửng sốt của mọi người, đặc biệt là cậu bé, nhà vua bắt đầu lên tiếng: “Hôm nay, ta xin tuyên bố với thần dân của vương quốc này, ta đã tìm được vị vua mới mong đợi bấy lâu. Cậu bé này là người chân thật. Tất cả hạt giống ta trao cho các con cách đây ba năm đều đã được luộc chín cả rồi. Dù có chăm sóc cách mấy chúng cũng không bao giờ nảy mầm”. Nhà vua nói với cậu bé: “Con đã không bị ngai vàng mê hoặc. Con là một cậu bé thật thà. Đó là người ta muốn tìm. Tuy hạt giống con gieo xuống đất không nảy mầm, nhưng những hạt mầm chân thật đã nảy nở trong lòng tất cả mọi người hôm nay". - St - 1/ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 2/ Nhà vua mong đợi những phẩm chất gì ở người kế vị và đã dùng cách nào để tìm ra một người như thế? 3/ Anh/chị có thể hình dung vẻ mặt và tâm trạng của chủ nhân tất cả những cây to, khoẻ, đẹp ... sau khi biết sự thật về các hạt giống vua ban? Lí giải sự hình dung đó? 4/ Khi đọc câu chuyện này, có ý kiến cho rằng:”Quyết định của nhà vua sai! Cậu bé ấy không hợp làm vua”! Anh/ chị hãy lí giải nguyên nhân của ý kiến đó và trình bày suy nghĩ riêng của mình? 5/ Dựa vào câu chuyện trong phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trả lời câu hỏi: Tại sao nhà vua cần một người kế vị ngai vàng mà “không bị ngai vàng mê hoặc”?

1 đáp án
71 lượt xem