• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
26 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lí học Peter Salovey ở Đại học Yale và John Mayer ở Đại học New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient – EO). Thực tế cho thấy, cảm xúc chỉ đạo trí thông minh có lẽ còn hơn cả logic toán học. Bằng phân tích cấu tạo của bộ não và các xung thần kinh, người ta đã chứng minh được lí trí, mà đại diện là trí thông minh, không có ở dạng thuần tuý mà được nuôi dưỡng bởi cảm xúc, và chính phần neocortex (phụ trách suy luận trên não) là nhạc trưởng, nó chỉ đạo, phối hợp, kiểm soát các cảm xúc đột ngột và gán cho chúng một ý nghĩa. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hoà hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những “thiên tài đơn độc” (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc hết sức quan trọng). Sau đó, nhà tâm lí học Daniel Goleman xác định cụ thể và có hệ thống hơn trong tác phẩm của ông mang tên Emotional Intelligence. EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai. […] Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói “với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. (Trích EQ, SQ, CQ – những chỉ số của người thành đạt, dẫn theo http://www. vnexpress.net) Câu 1: Chỉ ra 2 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên Câu 2: Theo đoạn trích, EQ thể hiện điều gì ở một con người? Câu 3: Vì sao “với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”? Câu 4: EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Hãy nêu vài biện pháp để rèn luyện EQ.

2 đáp án
118 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Dịch Covid - 19 đã làm đảo lộn rất nhiều thứ. Người Nhật vốn kỷ luật, vốn nhường nhịn và trật tự, kể cả động đất sóng thần vẫn nhẫn nại xếp hàng, nhường nhau mua thực phẩm. Thế mà khi dịch Covid -19 tràn qua, người ta phải dùng xích để xích các cuộn giấy vệ sinh trong toilet công cộng khỏi bị đánh cắp. Một người đàn ông Nhật đã đánh cắp linh hồn mình, khi cố tình đi bar để lây nhiễm virus cho nhiều người khác. Người Úc, Mỹ - những đất nước tự hào về chuẩn sống và sự văn minh, nhiều người dân cũng hoảng loạn đi vét sạch siêu thị. Ở một đất nước đang phát triển như Ta, chắc chắn có rất nhiều thứ thua Tây. Nhưng chắc chắn những nỗ lực trong phòng chống Covid – 19 của Việt Nam đến thời điểm này thì không hề thua bất cứ một quốc gia nào. Thậm chí, nhiều lúc chúng ta còn đi trước một bước so với cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới. WHO và nhiều quốc gia cho rằng cần phải học tập kinh nghiệm đó của Việt Nam. Trước đó, việc Việt Nam dập thành công dịch SARS – chị ruột của Corona chủng mới – cũng đã được thế giới ghi nhận. Những con số biết nói kia hẳn khiến những ai thích so sánh phải cân nhắc. Nhưng điều quan trọng nhất lại nằm ở chỗ: Mỗi người chúng ta đã thực sự đóng góp được gì cho đất nước, để đất nước không bị thua sút bè bạn? Không một tòa thành vĩ đại nào được xây dựng bằng chỉ trích, phán xét. Nó phải xây bằng những viên gạch ý chí, yêu thương và xi măng đoàn kết. (Theo Bùi Hải, Tổ Quốc) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên Câu 2: Theo tác giả, dịch Covid đã làm đảo lộn nhiều thứ ở các quốc gia lớn như thế nào? Câu 3: Anh chị có đồng tình với ý kiến: “Không một tòa thành vĩ đại nào được xây dựng bằng chỉ trích, phán xét. Nó phải xây bằng những viên gạch ý chí, yêu thương và xi măng đoàn kết.”? Câu 4: Là những người trẻ tuổi, chúng ta nên làm gì để đóng góp cho đất nước, để đất nước không bị thua sút bạn bè?

1 đáp án
40 lượt xem
2 đáp án
75 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Peter Marshall - Thượng nghị viện Mỹ- từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp công sức, đóng góp những thứ từ bình thường đến quý giá cho sự nghiệp chung của mọi người, của đất nước. Suy rộng hơn, cống hiến chính là góp phần xây dựng thế giới ngày một văn minh, tân tiến hơn. Người biết cống hiến được tôn trọng và kính nể rất nhiều. Bởi khi ta biết cống hiến, chính là lúc ta biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Biết hi sinh lợi ích của mình vì cộng đồng. Để làm được điều này, ta cần phải mở rộng tầm nhìn của mình đối với thế giới, tránh xa những nông cạn, vị kỉ, nhỏ nhen. Việc cống hiến còn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và tâm hồn mình hơn, như biết bao dung hơn, trở thành người quảng đại hơn, yêu thương con người nhiều hơn. “Cống hiến” khiến ta liên tưởng đến điều gì lớn lao, xa xăm, ta nghĩ chỉ những người xuất chúng mới có khả năng cống hiến cho nhân loại. Như những sáng tạo, những phát minh, tìm kiếm khoa học được đánh giá cao của Mark Zuckerberg - ông chủ của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới - Facebook; Marie Curie với phát hiện vĩ đại cho nền công nghiệp phóng xạ - Uranium. Nhưng chữ “cống hiến” cũng rất đời thường. Đó là sự chăm chỉ lao động cùa người nông dân, là sự miệt mài với công việc của người trí thức, là sự hăng say trong học tập của lớp trẻ. Phải chăng đó là hình ảnh giản dị của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long, là các anh lính biên phòng hay hải đảo xa xôi đang ngày đêm canh giữ bình yên cho đất nước. Và cao hơn cả cống hiến, chính là đức hy sinh. Hãy nhớ về những vị anh hùng hữu danh, vô danh, họ đã hy sinh cả mạng sống để cho đất nước được yên tiếng súng, được độc lập tự do. Từ đó, nhắc nhở bản thân mỗi chúng ta phải biết sống vì mọi người, sống vì đất nước, dân tộc và “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay” (Nguồn : Internet) 1.Xác định phương thức biểu đạt chính. 2.Theo tác giả bài viết cống hiến là gì? 3.Người viết đã đưa ra những dẫn chứng nào về cống hiến? Theo anh/chị đó có phải là những dẫn chứng phù hợp và tiêu biểu? 4.Bài học rút ra từ đoạn trích trên là gì ? (trình bày bằng

1 đáp án
103 lượt xem
1 đáp án
95 lượt xem

ÔN TẬP : CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ( NGUYỄN MINH CHÂU) ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. (Trích Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) Câu 1: Nêu những ý chính của văn bản? Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản? Câu 3: Câu văn: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Sử dụng biện pháp tu từ gì? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? Câu 4: Từ văn bản, viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về quan niệm: cái đẹp chính là đạo đức

2 đáp án
104 lượt xem