Lập dàn ý cho đề bài: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
2 câu trả lời
. Mở bài
- Nguyễn Minh Châu là một trong số “những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất”. Ông luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn.
- Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập Bến quê, tác phẩm đem đến cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người.
- Tác giả đã tìm thấy một trong những hạt ngọc ẩn giấu ấy trong tâm hồn người đàn bà hàng chài.
II. Thân bài
1. Hiện thân cho nỗi thồng khổ của người phụ nữ làm nghề chài lưới
- Ngoại hình xấu xí, “trạc ngoài 40 tuổi, thân hình cao lớn, thô kệch”, “gương mặt với những nốt rỗ chằng chịt”, “cũng vì xấu, trong phố không ai lấy”.
- Nghèo túng, đông con, thuyền chật:
+ Khi biển động, không thể đi biển: cả gia đình ăn xương rồng chấm muối. Đó là nỗi khổ vật chất và tinh thần.
+ Lưng áo bạc phếch, mặt mệt mỏi, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ. Đó là kết quả của chuỗi ngày dài đối diện với hiểm nguy, đói khát.
+ Trải qua nhiều lần sinh nở, “có một sắp con trên dưới 10 đứa”.
+ Không gian sống lại là con thuyền lưới vó chật hẹp.
- Bị hành hạ vũ phu, thường xuyên: gã chồng lấy việc lấy vợ làm phương thức giải tỏa uất ức “trút cơn giận ... người đàn bà”, “”3 ngày một trận nhẹ, 5 ngày một trận nặng”.
+ Người đàn bà chịu đau đớn về mặt thể xác nhưng chị ta không kêu van, chạy trốn.
+ Chịu nhục nhã về tâm hồn: bị hành hạ bởi người mình yêu thương, làm tổn thương tâm hồn những đứa con nhỏ của bà. Đau đớn khi thằng Phát nhìn thấy cảnh tượng.
- Nhận xét: người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ, cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường.
2. Vẻ đẹp tiềm tàng của người đàn bà làng chài
a. Sự bao dung, độ lượng, vị tha
- Có cái nhìn bao dung với người chồng mình:
+ Thấy người đàn ông đáng thương, đáng được cảm thông “lão chồng tôi khi ấy ... hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi”; trốn đi lính ngụy, chính cuộc sống nghèo khổ đã biến anh ta thành kẻ ác. (có thể so sánh với cái nhìn của Phác, Phùng, Đẩu).
+ Luôn coi chồng là người bạn đời thân thiết: cùng chèo chống con thuyền trong lúc phong ba, cùng nuôi con, mưu sinh trong cõi đời cơ cực, ...
- Nhận mọi lỗi về mình: “cái lỗi chính là đám đàn bà chúng tôi ...”, “giá tôi đẻ ít đi”,
- Chắt chiu, nâng niu, trân trọng hạnh phúc: “vả lại trên thuyền cũng có lúc vợ chồng, con cái hòa thuận, vui vẻ, ...”
b. Một người mẹ giàu đức hi sinh, lòng thương con vô hạn
- Coi việc mình bị hành hạ, chịu đói khổ là lẽ đương nhiên, là vì hạnh phúc con cái: “đàn bà trên thuyền chúng tôi ... đất được”.
- Muốn nuôi con khôn lớn nên chịu đựng hành hạ để ở cùng các con. Niềm vui nhỏ nhoi, tội nghiệp: “vui nhất là khi thấy chúng được ăn no”
c. Thâm trầm, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời
- Nhận ra sự ngây thơ, đơn giản trong suy nghĩ của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu: “Các chú không phải người làm ăn ... lam lũ”, theo người đàn bà, hai người họ thiếu sự từng trải, quen nhìn đời qua sách vở.
- Người đàn bà xấu xí thất học ấy giúp người có học thức như Đảu và Phùng hiểu được nguyên nhân mình không bỏ chồng: muốn nuôi con khôn lớn “cần phải có người đàn ông ... chục đứa”
- Lặng lẽ kín đáo: tất cả những vẻ đẹp của chị ta đều không được bộc lộ ra bên ngoài.
- Nhận xét chung: người đàn bà không chỉ là hiện thân cho nỗi thống khổ mà là hiện thân cho vẻ đẹp cao cả của người phụ nữ.
III. Kết bài
- Nghệ thật khắc họa nhân vật, xây dựng tình huống truyện, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt,
- Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả không chỉ bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của con người mà còn là cái nhìn ấm áp trươc vẻ đẹp tâm hồn con người, thức tỉnh con người về cách nhìn nhận cuộc đời.
I. MỞ BÀI
– Giới thiệu tác phẩm” Chiếc thuyền ngoài xa” (HCST, ND, NT)
– Giới thiệu về nhân vật người đàn bà.
II. THÂN BÀI1.NGOẠI HÌNH
– Cao lớn, thô kệch. Mặt rỗ, tái mét vì mệt mỏi.Dáng đi chậm chạp như bà già.
– Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưởi …1. Ngoại hình:
Từ những nét ngoại hình được khắc hoạ, hình ảnh người đàn hiện lên với ấn tượng của sự vất vả, lam lũ và nghèo khổ.
2.HÀNH ĐỘNG VÀ THÁI ĐỘ:
a. Khi bị chồng đánh đập tàn nhẫn:
Chị vẫn cam chịu, nhẫn nhục, không có một phản kháng nào:không kêu, không chống trả, không chạy trốn.
b.Khi đứa con trai xuất hiện:
– Chị cảm thấy xấu hổ nhục nhã, đau đớn vì con mình chứng kiến cảnh ấy.
– Ôm chầm lấy con,chị thương con vì bị bố đánh.
– Chắp tay vái lấy vái để nó, tức là xin nó đừng làm gì đó trái với đạo lí.
Người đàn bà ấy là người bất hạnh nhưng ở chị toát lên vẻ đẹp của lòng vị tha giàu đức hi sinh. Hình ảnh người đàn bà vùng chài này đáng được thương và đáng được trân trọng.
c. Khi gặp Chánh Án Đẩu:
– Thái độ:
+ Lúc đầu khi đến sợ sệt run rẩy tìm một góc để ngồi, Đó là cái run rẩy thường dân cả đời mới tiếp xúc với quan toà, công đường.
+ Xưng hô: quý toà-con tự nhận mình là thân phận thấp hèn.
+ Khi Đẩu khuyên chị “cả nước này không có người đàn ông nào vũ phu như hắn, chị không sống được với lão ta đâu”, ý của Đẩu khuyên chị ta hãy từ bỏ người chồng vũ phu ấy. Nhưng người đàn bà phản ứng mãnh liệt: “con lạy quý toà…nhưng xin đừng bắt con bỏ nó”.
=> Thái độ của người đàn bà trái với lẽ thường, điều mà Đẩu khuyên người đàn bà rất hợp lí và có lẽ ai cũng nghĩ rằng đó là giải pháp tốt nhất giải thoát cho người đàn bà trong hoàn cảnh ấy, giải thoát khỏi người chồng vũ phu. Vì thế sau câu nói của người đàn bà Phùng cảm thấy căn phòng lồng lộng gió biển bỗng nhiên bị hút hết không khí ngột ngạt quá chừng.
* Sau đó thay đổi cách xưng hô: chị và các chú , dường như chị đã thoát ra được nỗi lo lắng sợ hãi, lúc này thái độ không còn run rẩy nữa mà tự tin hơn. Chị cảm ơn Phùng, Đẩu về lời khuyên ấy và khẳng định “ Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là ngưòi làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…”-> người phụ nữ rất hiểu lẽ đời.
* Chị kể về cuộc đời mình: là cuộc đời bất hạnh, là một người đàn bà xấu (căn bệnh đậu mùa đã để lại những di chứng không bao giờ xoá được trên khuôn mặt của người đàn bà ấy)
– Lấy chồng người hàng chài, sinh nhiều con, nghèo lại càng nghèo hơn.
– Bị chồng đánh đâp hành hạ tàn nhẫn. Mỗi khi lão ấy buồn hay bực tức là đem chị ra đánh.
– Chị hiểu và cảm thông cho hành động vũ phu ấy của chồng. Chị nghĩ rằng tẩt cả chỉ vì đói nghèo mà ra. Và nguyên nhân cũng do chính mình tạo ra.
– Là một người phụ nữ rất yêu thương chồng con vì thế chị xin chồng đưa mình lên bờ để đánh nhằm tránh làm tổn thương các con.
– Chị đưa thằng Phác lên bờ vì không muốn nó chứng kiến cảnh bạo lực và hơn hết chị không muốn nó vì thương mình mà trở thành đứa con bất hiếu với cha, làm trái với luân thường đạo lí.
– Chị quan niệm: người đàn bà sống trên thuyền là sống vì con chứ không vì mình và điều hạnh phúc nhất của chị là khi nhìn thấy đàn con ăn no.
Nguyên nhân của sự chịu đựng và nhẫn nhục ấy là bởi vì chị cần phải có chồng, trên thuyền cần phải có người đàn ông mạnh khoẻ và biết nghề. Hơn nữa các con chị cần phải có bố để nuôi và dạy chúng nó. Cần có chỗ dựa vững chắc trong cuộc sống mưu sinh vất vả, chị hiểu nỗi khốn khổ bế tắc của chồng. Vì vậy chị luôn nhẫn nhục cam chịu sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì chồng con. Nhưng dù sao trong cuộc sống triền mien khổ đau ấy , người đàn bà vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Có lẽ đó cũng là một lí do để chị sống.
Câu chuyện của người đàn bà khiến cho Phùng và Đẩu ngạc nhiên sững sờ không hiểu tại sao người phụ nữ ấy lại có sức cam chịu đến như thế. Và rồi khi đã hiểu ra họ cảm phục và trân trọng tấm lòng vị tha đức hi sinh cao cả của người phụ nữ hàng chài.
Tóm lại: Qua câu chuyện của người phụ nữ hàng chài nhà văn thể hiện cái nhìn nhân hậu của mình. Ông phát hiện ra rằng đằng sau câu chuyện buồn của gia đình người lao động vùng biển là vẻ đẹp của tình mẫu tử, lòng bao dung và đức hi sinh của người phụ nữ. Đó là hạt ngọc ẩn dấu trong những cái lấm ắp đời thường mà ông nâng niu trân trọng.
Và qua đó ta hiểu được hơn giá trị tốt đẹp của người phụ nữ vùng biển nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.
III. KẾT BÀI
– Nhận xét về nhân vật , nêu những suy nghĩ về ý nghĩa hình tượng nhân vật.
– Đánh giá cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu.