• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Peter Marshall - Thượng nghị viện Mỹ- từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp công sức, đóng góp những thứ từ bình thường đến quý giá cho sự nghiệp chung của mọi người, của đất nước. Suy rộng hơn, cống hiến chính là góp phần xây dựng thế giới ngày một văn minh, tân tiến hơn. Người biết cống hiến được tôn trọng và kính nể rất nhiều. Bởi khi ta biết cống hiến, chính là lúc ta biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Biết hi sinh lợi ích của mình vì cộng đồng. Để làm được điều này, ta cần phải mở rộng tầm nhìn của mình đối với thế giới, tránh xa những nông cạn, vị kỉ, nhỏ nhen. Việc cống hiến còn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và tâm hồn mình hơn, như biết bao dung hơn, trở thành người quảng đại hơn, yêu thương con người nhiều hơn. “Cống hiến” khiến ta liên tưởng đến điều gì lớn lao, xa xăm, ta nghĩ chỉ những người xuất chúng mới có khả năng cống hiến cho nhân loại. Như những sáng tạo, những phát minh, tìm kiếm khoa học được đánh giá cao của Mark Zuckerberg - ông chủ của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới - Facebook; Marie Curie với phát hiện vĩ đại cho nền công nghiệp phóng xạ - Uranium. Nhưng chữ “cống hiến” cũng rất đời thường. Đó là sự chăm chỉ lao động cùa người nông dân, là sự miệt mài với công việc của người trí thức, là sự hăng say trong học tập của lớp trẻ. Phải chăng đó là hình ảnh giản dị của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long, là các anh lính biên phòng hay hải đảo xa xôi đang ngày đêm canh giữ bình yên cho đất nước. Và cao hơn cả cống hiến, chính là đức hy sinh. Hãy nhớ về những vị anh hùng hữu danh, vô danh, họ đã hy sinh cả mạng sống để cho đất nước được yên tiếng súng, được độc lập tự do. Từ đó, nhắc nhở bản thân mỗi chúng ta phải biết sống vì mọi người, sống vì đất nước, dân tộc và “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay” (Nguồn : Internet) 1.Xác định phương thức biểu đạt chính. 2.Theo tác giả bài viết cống hiến là gì? 3.Người viết đã đưa ra những dẫn chứng nào về cống hiến? Theo anh/chị đó có phải là những dẫn chứng phù hợp và tiêu biểu? 4.Bài học rút ra từ đoạn trích trên là gì ? (trình bày bằng

1 đáp án
112 lượt xem
1 đáp án
108 lượt xem

ÔN TẬP : CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ( NGUYỄN MINH CHÂU) ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. (Trích Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) Câu 1: Nêu những ý chính của văn bản? Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản? Câu 3: Câu văn: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Sử dụng biện pháp tu từ gì? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? Câu 4: Từ văn bản, viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về quan niệm: cái đẹp chính là đạo đức

2 đáp án
117 lượt xem

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Chúng ta không nên trải qua những ngày hoàn toàn khác nhau theo một cách hoàn toàn giống nhau. Chúng ta bắt buộc phải thừa nhận một điều rằng ngày hôm nay dù tốt hay xấu cũng đều là kết quả của những hành vi trong quá khứ của chúng ta. Nếu như hôm nay mọi chuyện không ổn, đó là do chúng ta đã không đủ nỗ lực trong quá khứ. Quá khứ không thể thay đổi, chỉ cần chúng ta quyết tâm sống tốt, bắt đầu từ việc thay đổi, tìm kiếm và sáng tạo ngay từ ngày hôm nay là ngày mai sẽ hoàn toàn khác biệt. Rất nhiều người thường hay than thở về những trở ngại mà mình gặp phải, hối hận với những sai lầm trong quá khứ của bản thân, đó là những việc làm dại dột. Sự nỗ lực mà chúng ta bỏ ra trong hôm nay để đem lại một cuộc sống hoàn hảo hơn trong tương lai. Nếu như muốn nói tiếng Anh trôi chảy, bạn cần bắt đầu học tập ngay; Nếu như muốn chơi được một loại nhạc cụ nào đó, vậy còn chần chừ gì nữa? Nếu như muốn tự hào về bản thân trong tương lai, vậy hãy bắt đầu thay đổi và hoàn thiện chính mình ngay từ bây giờ. Từng bước chân của bạn đều hướng về tương lai, thay vì hối hận với sự bất lực của quá khứ, lo lắng vì sự mù mịt của tương lai, hãy sống tốt ngay từ giây phút này. Nếu như muốn đi đến ngày mai, hãy khởi hành ngay từ hôm nay. (Sống chậm lại, rồi cuộc sống sẽ ổn thôi – Alpha Books biên soạn) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: “ Chúng ta không nên trải qua những ngày hoàn toàn khác nhau theo cách hoàn toàn giống nhau”? Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau: “Nếu như muốn nói tiếng Anh trôi chảy, bạn cần bắt đầu học tập ngay; Nếu như muốn chơi được một loại nhạc cụ nào đó, vậy còn chần chừ gì nữa? Nếu như muốn tự hào về bản thân trong tương lai, vậy hãy bắt đầu thay đổi và hoàn thiện chính mình ngay từ bây giờ.”

1 đáp án
75 lượt xem
1 đáp án
86 lượt xem

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững biết đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì… Oan Đi –xnây từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập.” Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. (Theo Trái tim có điều kì diệu) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở văn bản trên? Câu 2: Chỉ ra biện 2 pháp tu từ có mặt trong văn bản trên. Câu 3: Bài học anh/chị rút ra được sau khi đọc văn bản trên? Câu 4: “Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.” Anh chị có đồng ý với lời khuyên của tác giả hay không? Vì sao?

1 đáp án
21 lượt xem
1 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Ngày hôm nay là ngày quan trọng nhất. Sở dĩ, tôi nói như vậy vì đó là ngày mới nhất và cũng là ngày không bao giờ trở lại trong cuộc đời bạn. Đừng chờ đợi ngày mai. Hãy sống trọn vẹn cho hôm nay. Đừng để sự lo lắng, thất vọng, tức giận hay hối hận… xuất hiện trong ngày hôm nay của bạn. Tất cả đều đã thuộc về quá khứ hoặc chỉ xảy đến trong tương lai. Hãy làm việc thật nghiêm túc và sống có trách nhiệm với cuộc sống của mình. Đối với một kẻ lười biếng thì hôm nay cũng giống ngày mai và chẳng khác gì hôm qua. Họ luôn tìm lý do để trì hoãn những việc cần phải làm trong ngày. Trì hoãn sẽ khiến những dự định của bạn không bao giờ trở thành hiện thực. Mọi nỗ lực, lời nói, hành động của bạn hôm nay sẽ quyết định tương lai của bạn ngày sau. Hoàn thành mục tiêu đề ra trong ngày hôm nay sẽ giúp bạn cảm thấy hưng phấn và tạo tiền đề để bạn thực hiện tốt hơn công việc của mình vào ngày mai. Thậm chí, nụ cười ngày hôm nay cũng có thể ảnh hưởng đến ngày mai của bạn. Vì vậy, đừng để đến ngày mai những gì bạn có thể làm hôm nay. (George Matthew Adams – You can, Không gì là không thể, NXB Trẻ, 2011, tr.13) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Theo anh/chị, Ngày hôm nay được nói đến trong đoạn trích là gì? Vì sao? Câu 2. Chỉ ra tác hại của sự lười biếng, trì hoãn được nêu trong đoạn trích? Câu 3. Đoạn trích nhấn mạnh cần phải làm gì cho ngày hôm nay? Ý kiến đó có tác dụng gì? Câu 4. Đoạn trích chứa đựng thông điệp gì

1 đáp án
95 lượt xem