ÔN TẬP : CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ( NGUYỄN MINH CHÂU) ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. (Trích Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) Câu 1: Nêu những ý chính của văn bản? Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản? Câu 3: Câu văn: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Sử dụng biện pháp tu từ gì? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? Câu 4: Từ văn bản, viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về quan niệm: cái đẹp chính là đạo đức

2 câu trả lời

C2. Các phương thức biểu đạt trong văn bản là tự sự kết hợp miêu tả.

C3. 

 -  Sử dụng biện pháp tu từ so sánh

C1. Nghệ sĩ Phùng phát hiện ra một vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển, " khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".

C2. PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả.

C3. 

 - BPTT so sánh

 - Để người đọc hình dung được rõ nét những vẻ đẹp " trời cho".

C4. 

  Cuộc sống của chúng ta luôn luôn phải đối diện với những điều tốt và xấu, giữa chúng chỉ là những ranh giới rất nhỏ. Mỗi điều sẽ tạo nên những giá trị riêng của nó. Chính nhà văn Nguyễn MInh Châu cũng có quan niệm về cái đẹp " cái đẹp chính là đạo đức". Chúng ta phải biết rằng điều quan trọng nhất của cái đẹp không phải là vẻ bề ngoài mà chính là những đạo lí, cách đối nhân xử thế đối với những người xung quanh. Mọi người được coi là đẹp chính là nhìn vào nhân cách đạo đức của họ. Ta vẫn thường nghe đến câu: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng người có tài mà không có đức là người bỏ đi”. Vậy ta nên chọn làm người như thế nào? Hãy là người có đạo đức để có thể trở thành người đẹp hơn cho mắt mọi người. Để nhận định được ai là tốt, ai là xấu thì không phải ai cũng có thể nhận ra. Ta hãy nhìn vào cách mà người đó vượt qua những khó khăn, vượt qua những cái xấu. Họ làm được gì, có bị khuất phục trước khó khăn hay không thì mới biết họ đẹp hay không. Không ai trong chúng ta là hoàn hảo để trở thành người như thế nào thì đó là do chính bản thân mình chọn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm