Tác hại của việc phán xét người khác theo định kiến

2 câu trả lời

Sự phán xét sẽ khiến một tâm hồn tiêu cực tồn tại mãi vì bạn cứ giữ lấy sự tiêu cực này khi bạn phán xét người khác như một trò tiêu khiển. Để tránh phê bình người khác, hãy để tâm tới những suy nghĩa của bạn trước khi nói ra.

Công bằng mà nói, sự tự phán xét bản thân khó để nhận ra vì nó giống như cơn nghiện và bạn có thể sẽ không nhận ra nó. Bản chất của điều này là, sự phán xét người khác phản ánh sự định giá hạn hẹp của chính bạn.

“Nếu tôi thấy bản thân mình hay phán xét người khác, đơn giản thôi, tôi quan sát và nhìn lại lúc đó, nhìn lại những gì ai đó đối mặt với tôi đang trải qua. Nếu tôi nhận ra rằng tôi đang làm họ sợ, tôi sẽ thầm nhắc nhở mình, và lại để ý tới những gì người khác đang cảm nhận,” giáo viên và nhà tâm lí học David Richo quả quyết.

Sự hiểu biết của bạn về người khác bị hạn chế vào những lúc thuận tiện nhất bởi vì sự phán xét của bạn về họ được nhìn nhận thông qua một thấu kính mờ ảo. Có một sự sâu thẳm bên trong một người hơn là sự nhận thức của bạn về họ.

Phán xét người khác cho bạn cơ hội để trở nên tò mò. Thay vì hướng sự tức giận về phía họ, hãy trở nên hiếu kỳ và ghi nhớ nơi mà sự phán xét bắt đầu. Điều đó có thể khuyên bạn những gì?

Có thể hình dung rằng, đằng sau mỗi lời phán xét là một sự khát khao tình yêu, sự chấp nhận và sự thừa nhận. Trừ khi bạn chạm đến cốt lõi của vấn đề, nếu không cứ mỗi lần như vậy bạn sẽ càng làm những cảm xúc ấy tồn tại mãi không vơi.

*Tác hại của việc phán xét người khác theo định kiến*

- Có nhận xét, đánh giá, quan điểm không đúng đắn về họ

- Luôn dao động bởi những ý kiến, phán xét về họ từ người khác

- Không có cái nhìn bao quát khi đánh giá về họ.

Ngày xưa, có một vị thầy đang ngồi với bốn môn đệ của mình và dạy một bài học giáo huấn về cuộc sống. Sau khi hoàn thành bài học, ông nói với các môn đệ: “Cả bốn người đều nên học bài học này và nhớ rằng không được nói chuyện cho đến khi ta quay trở lại. Sau một giờ, ta sẽ trở lại và chúng ta sẽ cùng thảo luận về bài học này”.

     Sau khi dặn dò, vị thầy rời đi. Tất cả các đệ tử ngồi đó đều chăm chú học bài học vừa được dạy. Một lúc sau, mây đen kéo tới và có vẻ như trời sẽ bắt đầu mưa.

      Thấy vậy, người đệ tử thứ nhất nói: “Có vẻ như trời sắp mưa rồi!”

      Người đệ tử thứ hai sau khi nghe vậy cũng lên tiếng: “Anh không nên nói chuyện chứ, sư phụ đã yêu cầu chúng ta giữ im lặng cho đến khi ngài quay trở lại và bây giờ anh đã trái lời sư phụ rồi”. Người đệ tử thứ ba thấy vậy lại nói với người thứ hai: “Thấy chưa, bây giờ thì anh cũng đang nói đấy thôi …!”. Cuối cùng thì không ai bảo ai, cả ba đệ tử đã mở miệng nói chuyện khi vắng mặt sư phụ. Tuy nhiên, người đệ tử thứ tư vẫn không nói gì và lặng lẽ học bài học vừa được dạy.

      Một giờ sau, người thầy quay lại.

     Ngay khi vừa nhìn thấy thầy, người đệ tử thứ hai liền hướng tới người thứ nhất và phàn nàn: “Thưa thầy, cậu ấy đã nói chuyện khi thầy vắng mặt”.

     Người thứ nhất nói: “Vậy thì sao chứ? Anh cũng đâu có giữ im lặng được đâu .. “

     Người thứ ba cũng theo đó liền nói: “Thưa thầy, cả hai đều không vâng lời thầy ạ ..”

    Và đệ tử thứ nhất nói ngay sau đó: “Anh có quyền gì mà nói như thế? Ngay cả anh cũng đã mở mồm vào lúc đó…“

    Thấy vậy, vị sư phụ ôn tồn nói: “Có nghĩa là cả ba người các con đã nói chuyện khi ta vắng mặt. Chỉ có một người không làm trái lời ta là đệ tử thứ tư và anh ta là người duy nhất làm đúng theo lời hướng dẫn của ta nhất. Chắc chắn cậu ấy sẽ trở thành một người tốt hơn trong tương lai. Nhưng ta không chắc về ba người các con. Các con đã làm trái lời ta chỉ để phàn nàn về người khác, và chỉ vì điều này mà các con đã không nhận ra rằng mình cũng đang vi phạm…“.

       Sau khi lắng nghe lời thầy, ba đệ tử cảm thấy rất xấu hổ về hành động của họ và thừa nhận sai lầm của mình. Họ xin được thầy tha thứ và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.




Câu hỏi trong lớp Xem thêm