• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống... Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng. (2) Một người bạn của tôi đeo đuổi việc làm từ thiện. Ban đầu vì lòng trắc ẩn. Rồi vì niềm vui cho chính bản thân. Rồi như ngọn nến cháy hết mình cho người khác. Ấy vậy mà nhiều lần tôi thấy chị khóc vì những lời người khác nói về mình. Như vậy đó kể cả khi hành động không ảnh hưởng đến ai, cũng không có nghĩa là ta sẽ ngăn ngừa được những định kiến, gièm pha ác ý. Vậy tại sao ta không bình thản bước qua nó mà đi? (3) Như vậy đó thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình? (Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn) Câu 1. Trong đoạn trích tác giả đã rút ra được kinh nghiệm gì trong cách nhìn nhận, đánh giá người khác? Câu 2. Theo anh/chị, nhân vật được nhắc đến trong đoạn (2) đã nghe thấy điều gì từ người khác khiến chị phải khóc? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp câu hỏi tu từ trong đoạn (3). Câu 4. Anh/chị có cho rằng nếu cuộc sống của chúng ta bị chi phối bởi những định kiến là một điều rất tệ không? Vì sao?

1 đáp án
69 lượt xem

Trong mỗi chúng ta dường như luôn tồn tại hai con người đối lập. Khi ta làm một việc gì, một con người sẽ ủng hộ quyết định ta đưa ra và ngược lại, một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “ Quyết định như thế đã chính xác chưa?”. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng hoặc quá khắc khe với bản thân trước những lời tự vấn ấy. Hãy xem đó là dấu hiệu cho thấy ta đang bắt đầu thay đổi. Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiếu thấu đáo việc mình đang làm. Khi ta yêu cầu bản thân thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn thì rất nhiều rào cản sẽ hình thành trong tâm trí ta, chúng liên tục phát tín hiệu rằng ta không thể làm được việc đó, rằng việc đó không xứng đáng để ta bận lòng…những lúc như vậy, hãy tỉnh táo suy xét tình hình, hiểu rõ những rào cản tâm lý và tự tin vào những quyết định của bản thân. Đừng quên rằng, thay đổi đồng nghĩa với việc phát triển đang bắt đầu diễn ra. Câu hỏi :Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm? Tại sao? *Giúp e với ạ,em cảm ơn ạ

2 đáp án
122 lượt xem

Anh biết rằng em mòn mỏi chờ trông Cứ đằng đẵng tháng năm dài xa cách Một kiếp người, đâu có còn kiếp khác Em chẳng thể nào hóa đá đợi anh Anh biết rằng em chịu mọi hy sinh Lo cho anh suốt chặng đường sinh tử Trăm việc hậu phương mẹ già, con nhỏ Đêm khuya về chết nửa giấc mơ em Nếu biết rằng em oán ghét chiến tranh Sao họ cứ chất chồng thêm tội ác Nếu trái đất không đạn bom hủy diệt Nhân loại này sẽ tươi đẹp biết bao Vẫn biết rằng em chẳng ước cao siêu Anh sẽ trở về sau ngày chiến thắng Em chẳng muốn chồng mình là Thánh Gióng Dù muộn mằn đã cạn những ngày xanh Chỉ tiếc rằng phải gánh vác cuộc chiến tranh Nếu có được có thêm nhiều đời nữa Sống để yêu thì bao nhiêu cho đủ Một cuộc đời đâu thỏa một tình yêu! (Thơ viết cho em, Tạ Bằng) Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Những từ ngữ nào có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian trong bài thơ? Câu 2. Nêu tác dụng phép điệp trong 2 khổ thơ đầu. Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào ? Chỉ tiếc rằng phải gánh vác cuộc chiến tranh Nếu có được có thêm nhiều đời nữa Sống để yêu thì bao nhiêu cho đủ Một cuộc đời đâu thỏa một tình yêu! Câu 4. Những lời nhân vật Anh “viết cho em” trong văn bản gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về người phụ nữ ở hậu phương? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ vai trò của khát vọng trong cuộc sống..

2 đáp án
150 lượt xem
1 đáp án
118 lượt xem

Bạn có thường nghe câu“Nước đến chân mới nhảy”? Ai cũng biết là không tốt nhưng chẳng mấy ai tránh được. Lý trí mách bảo chúng ta phải làm xong việc ngay hôm nay nếu không sẽ phải nhận kết quả tồi tệ nhưng có vô vàn tin tức và câu chuyện hấp dẫn hơn ngoài kia khiến ta xao nhãng. Và cứ như thế, cả ngày trôi qua lúc nào không hay và ta chẳng làm được gì ngoài ngốn thời gian vào hết mạng xã hội này hay trang tin giải trí kia. Thật may mắn, đến 11 giờ đêm ta phát hiện ra vẫn kịp thời gian để xử lý công việc, nhưng 12 giờ dù làm xong nhưng sản phẩm thì tệ hại. Và biểu hiện đó (cộng thêm một số triệu chứng phổ biến khác) được gọi nôm na là "lầy", hay còn được biết đến với cái tên nghe nghiêm túc hơn là "Trì hoãn". Cuộc đời này rất đẹp nhưng cũng thật ngắn ngủi, nếu còn trì hoãn thêm nữa, rất nhiều cơ hội sẽ vuột khỏi tầm tay. Có những thứ, chỉ khi đã lỡ mất rồi, bạn mới thấy thật hối tiếc. Tuyên chiến với bệnh trì hoãn, không chỉ để nó không hại bạn, mà còn để bạn có thể trở thành con người ưu tú hơn, làm được thêm những điều mình mong muốn, đóng góp thêm cho thế giới này một điều gì thật đẹp Câu 1: ptbd chính trong đoạn trích Câu2: dựa vào đoạn trích hãy chỉ ra những biểu hiện của bênh trì hoãng Câu 3 : theo anh chỉ cần những phương thuốc nào để loại bỏ bệnh trì hoãn

2 đáp án
46 lượt xem

Câu 4: Cảm nhận của anh /chị về tâm trạng của bà cụ Tứ và Tràng trong đoạn trích sau: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hôt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền trời như những đám mây đen.Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng: -Trống gì đấy, u nhỉ? -Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc. Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm: - Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à? Im lặng một lúc thị lại tiếp: -Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy. Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lặi, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.Tràng hỏi vội trong miếng ăn: -Việt Minh phải không? -Ừ, sao nhà biết? Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đàng trước có lá cờ đỏ to lắm. Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh động đi lối khác.À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu. Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới... ( Trích Vợ nhặt - Kim Lân)  Lưu ý: câu 4 chỉ cần nêu luận điểm

1 đáp án
115 lượt xem

“Trong cuộc đời, mỗi khi gặp bất trắc hoặc thất bại trong đời sống, con người thường phiền muộn, hoang mang. Những lúc ấy, những người có nghị lực thường động viên nhau : - đừng mất niềm tin! Không được đánh mất niềm tin vì niềm tin đi liền với hi vọng mà mất hi vọng quả thật là mất tất cả! Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở mức độ không được đánh mất niềm tin mà là không được đánh mất niềm tin vào điều thiện. Xung quanh và trước mắt ta, không phải bao giờ lẽ phải và điều thiện cũng được khẳng định và luôn chiến thắng trong cuộc đối mặt với điều sai trái và cái ác nhưng không vì thế mà ta run sợ trước cái xấu, cái ác và quay lưng với điều thiện. Xét trong thế cuối cùng, điều thiện bao giờ cũng chiến thắng, lẽ phải được bảo vệ.”. (Trích Hướng thiện, Triệu Phong) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Chỉ ra phép liên kết nối câu 2 với câu 1 của đoạn. (0,5 điểm) Câu 3. Anh/chị có đồng tình với sự khẳng định “Xét trong thế cuối cùng, điều thiện bao giờ cũng chiến thắng, lẽ phải được bảo vệ.”? (1,0 điểm) Câu 4. Thông điệp anh/chị nhận được từ đoạn trích là gì? (1,0 điểm) AI GẢI HỘ E VỚI Ạ

1 đáp án
42 lượt xem