"Đạo đức giả là 1 căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng " từ ý trên hãy viết 1 bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về sự nguy hại của đạo đức giả đối với cuộc sống con người

2 câu trả lời

Thầy giáo tôi đã có lần đọc câu thơ khuyết danh:

“Chợ Trời nhổn nháo phường ma quỷ,

Thật giả trăm đường rối trí ta!"

Đọc xong, đôi mắt thầy đăm chiêu. Hôm nay, bước vào phòng thi, tôi lại đối diện với vấn đề đạo đức giả: "Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng".

Một cách nói vừa so sánh vừa nhân hóa đầy ấn tượng. So sánh “đạo đức giả là một căn bệnh chết người" đã điểm mặt đạo đức giả thuộc tứ chứng nan y vô cùng nguy hiểm, đáng sợ! Nhân hóa đạo đức giả “luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng" để vạch trần bộ mặt xảo quyệt, quỷ quyệt của nó. Bộ mặt hào nhoáng là bộ mặt có vẻ đẹp bóng bảy bề ngoài, thường mang tính chất khoa trương. Nhờ bộ mặt hào nhoáng đó mà đạo đức giả mới đánh lừa được thiên hạ.

Dân gian thường nói: Kẻ đạo đức giả, tên đạo đức giả, lũ đạo đức giả,… để biểu thị thái độ khinh bỉ, ghê tởm. Kẻ đạo đức giả có vẻ hiền lành, tử tế, lời nói, cử chỉ, nét mặt… có vẻ tốt đẹp, nhưng bụng dạ vô cùng nham hiểm. Các câu tục ngữ sau đây đã vạch trần đạo đức giả, kẻ đạo đức giả: “Miệng thì than thớt nói cười/ Mà lòng nham hiểm giết người không dao": “Miệng nam mô bụng bồ dao găm"; v.v…

Đạo đức giả là một căn bệnh chết người vô cùng nguy hiểm nhưng lại được che đậy, lại luôn núp sau bộ mặt hào nhoáng. Vì thế, không chỉ một người mà là số đông người, không chỉ trong chốc lát mà nhiều năm tháng, đạo đức giả, kẻ đạo đức giả lại được cộng đồng ngộ nhận là bác ái, từ bi, là người nhân đức, tốt đẹp!

Dưới thời Pháp thuộc, bọn quan lại làm tay sai cho ông Tây bà đầm, chúng tham lam, độc ác, dâm ô, đồi trụy nhưng lại vênh vang tự đắc là “Quan phụ mẩu”, là “cha mẹ của dân”, là “đèn giời soi xét”. Những Tri phủ Tư Ân (Tắt đèn), Nghị Lại (Bước đường cùng), Nghị Hách (Giông tố),… là những nhàn vật điển hình về sự thối nát và đạo đức giả!

Hiện nay, có “một hộ phận khôn ạ nhỏ” viên chức, đảng viên sa đọa, tham nhũng bị nhân dân xa lánh, coi khinh. Ngoài miệng chúng hô hào mọi người phải sống trong sạch, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí côtĩiị vô tư, phải íỊần dân và vì dân,… Nhưng núp dưới bộ mặt hào nhoáng ấy là hành động đục khoét, ăn cắp tiền của, tài sản của Nhà nước, của nhân dân; chúng sống cực kì xa hoa, bê tha, trác táng. Có biết bao ông to bà lớn phải hầu tòa, bị xích tay đẩy vào nhà đá! Thật lắm chuyện bi hài về các quan tham khoe mẽ trước pháp đình là có nhiều huân chương, thành tích!

Đạo đức giả làm xói mòn đạo lí, làm tha hóa cán bộ đảng viên, làm mất lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước. Đạo đức giả đã phủ màn đen vào lòng người và xã hội, làm lẫn lộn tốt/xấu, hiền lành/'ác độc; tron í,' sạch/ tham lam. Nạn chạy chức, chạy quyền, ăn đất, mua bán bằng cấp, chạy khen thưởng, v.v… suy cho cùng là do vấn nạn đạo đức giả!

Tuổi trẻ chúng ta phải kiên quyết bài trừ tệ nạn đạo đức giả, xa lánh bọn đạo đức giả. Chúng ta phải biết học tập và noi gương những người tốt, những việc tốt quanh ta, phấn đấu trở thành một con người mới, một nhân cách văn hóa tốt đẹp.

Cuộc sống con người trôi qua cùng với bao thăng trầm đổi thay, có những thứ đã chìm vào quên lãng nhưng cũng có những giá trị trường tồn bất hủ cùng thời gian. Đạo đức là một trong những giá trị tốt đẹp của con người, nó thể hiện trong hành vi và cách ứng xử hàng ngày giữa người với người. Vậy mà, hiện nay, có một lớp người trong xã hội đang huỷ hoại dần sự tốt đẹp ấy, họ đã mượn bộ mặt của đạo đức để che giấu bản chất xấu xa, hèn hạ trong chính con người mình. Vì thế, đã có nhận định rằng: "Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng".

Giá trị đích thực của con người chính là vẻ đẹp của tâm hồn chứ không phải là những bộ mặt biểu hiện ở bên ngoài. Thế mà hiện nay, thói đạo đức giả luôn len lỏi trong xã hội và nấp sau những bộ mặt hào nhoáng. Vậy thói đạo đức giả là gì mà nó bị xã hội lên án, loại trừ? Đạo đức giả là tình trạng con người bề ngoài tỏ ra đạo đức nhưng thực chất trong ý nghĩ và trong lòng chứa nhiều âm mưu thủ đoạn cùng với sự gian trá. Cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài đề che đậy bản chất vô đạo đức, thấp hèn bên trong. Vậy bộ mặt hào nhoáng là gì mà nó lại là nơi trú ngụ cho thói xấu này? Bộ mặt hào nhoáng là vẻ bên ngoài lịch lãm, chân thành, cùng với chiếc áo khoác của danh vọng, địa vị. Thế mà bên trong cái vẻ bề ngoài ấy chứa đựng đầy “nguy cơ”, là sự lợi dụng của những con người mưu mô xảo quyệt.

Thói đạo đức giả đang hàng ngày hàng giờ len lỏi vào xã hội và luôn nấp sau những bộ mặt hào nhoáng. Đây là một căn bệnh chết người bởi lẽ nó góp phần hủy hoại đời sống con người, nó góp phần đẩy những đời người vào tình huống đau đớn và trớ trêu, vào những nghịch cảnh đầy oan khiên. Thật khó để nhận biết được thói đạo đức giả, nó ẩn nấp trong từng ngóc ngách, từng con người đế rồi cách biểu hiện của nó cũng khá phong phú. Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bên ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong. Chính những hành động có vẻ tích cực ấy đã ngụy trang cho những động cơ xấu xa, bàn chất đê tiện. Trong một cơ quan, xí nghiệp có những người làm việc qua loa, trong lòng đầy ghen ghét đố kị, luôn âm mưu hãm hại người này người khác để rắp tâm thực hiện ý đồ cá nhân nhưng lại luôn mang bộ mặt hiền nhân, quân tử. Trong lớp học có những kẻ chỉ biết ganh ghét, hơn thua, so bì mặc dù thực chất chẳng hơn ai. Lại có những kẻ mượn danh làm từ thiện giúp đỡ người khác nhưng bộ mặt bên trong vô cùng giả dô'i, lợi dụng đế phô trương bản thân còn thực chất thì rỗng tuếch. Đằng sau cái danh lợi ấy là những kẻ thiếu tình người; sự quan tâm ấy chỉ nhằm mục đích tư lợi cho bản thân. Chính vì thế mà ông bà ta từ xưa đến nay luôn lên án sự giả dối “Miệng nam mô bụng một bồ dao găm” hay “Bề ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không dao”.

Thói đạo đức giả đang có mặt  mọi nơi mọi chốn và gây ra bao tác hại không chỉ cho ban thân mà còn cho toàn xã hội. Đối với mỗi người, vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin và sự quý trọng của mọi người dành cho mình. Con người ấy sẽ trở thành một kẻ bệnh hoạn nguy hiểm; bên trong một đàng bên ngoài một nẻo, thực chất con người và biểu hiện bề ngoài, suy nghĩ và hành động trái ngược nhau. Hủy hoại nhân cách tốt đẹp của con người biến họ trở thành những con người độc ác nham hiểm, giả dối. Trong mô'i quan hệ gia đình, bè bạn, làng xóm là những mối quan hệ thán tình, trong trẻo mà nhiều khi cũng bị thói đạo đức giá len vào. Gia đình và xã hội không còn lòng tin cậy, hòa hợp, bình an. Mọi người luôn phải dè chừng cảnh giác và đối phó lẫn nhau. Làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân, làm suy đồi phong hóa xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác.

Phải thừa nhận một điều, thói đạo đức giả rất khó bị phát giác. Người có tính nóng nảy, thô thiển hoặc có thói ích kỉ rất dễ bị người đời chỉ mặt đặt tên. Nhưng buồn thay, thói dạo đức giả vẫn thường chung sống với cộng đồng một cách “vui vẻ”. Con người dễ bị thói xấu này dốì lừa là bởi cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa của nó. Với vẻ bề ngoài, thói đạo đức giả cũng phô diễn vẻ đẹp của nhân cách của luân thường đạo lý. Vì vậy dễ chiếm được sự đồng cảm của số đông. Điều khác biệt tuyệt đô'i là đạo đức nhằm hướng thiện còn thói đạo đức giả thực hành cái ác. Có một nhà kinh tế đã nói, đại ý: “nạn hàng giả làm suy sụp cả một nền kinh tế của một đất nước”. Ta cũng có thề cảnh báo: “nạn đạo đức giả sẽ làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước”.

Trước tình trạng thói đạo đức giả đang xâm nhập vào đời sống của con người và nó luôn nấp sau những bộ mặt hào nhoáng giả tạo kia thì con người phải làm gì đề loại bỏ nó ra khỏi xã hội văn minh, tốt đẹp của chúng ta? Trước hết mỗi người cần nhận thức rõ ràng sự nguy hại của thói đạo đức giả nó không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân mà nó gây bao tác hại cho cộng đồng và toàn xã hội. Hãy lên án kiên quyết, vạch trần và ngăn chặn thói đạo đức giả. Vì thế mỗi người tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức tốt đẹp, sống chân thành trung thực, sống đúng với bản thân mình, với bản chất thật của mình sẽ làm cho mỗi người sống tốt hơn, biết quan tâm, chia sẻ, tạo nên những giá trị đạo đức tốt đẹp. Đạo đức luôn hướng con người dến với những giá trị tinh thần cao cả của tâm hồn văn hóa. Bởi vậy, trong cuộc sống, sự rèn luyện cảnh giác và tẩy trừ thói đạo đức giả là điều vô cùng cần thiết. Trước hết là sự cảnh giác với chính bản thân mình, sống với bản chất thật của mình làm cho mỗi người sống tốt hơn, biết quan tâm, chia sẻ tạo nên những giá trị đạo đức tốt đẹp. Đạo đức luôn hướng con người đến với những giá trị tinh thần cao cả của tâm hồn và văn hoá. Bởi vậy, trong cuộc sống luôn đòi hỏi sự rèn luyện cảnh giác và tẩy trừ thói đạo đức giả là điều vô cùng cần thiết, trước hết là sự cảnh giác với chính bản thân mình. Chưa hẳn những người có bộ mặt hào nhoáng là người đạo đức giả. Chính gương mặt hào nhoáng và cách cư xử lịch sự kia sẽ tạo nên những mốì quan hệ xã hội tốt đẹp. Nếu gương mặt hào nhoáng kia kết hợp với tâm hồn và nhân cách tốt đẹp thì sẽ làm cho bạn tốt hơn, đẹp hơn, tự tin hơn và hoàn thiện hơn trong mắt mọi người. Chính vẻ ngoài bất mắt và tâm hồn đẹp sẽ làm cho mọi người gần gũi thân tiện hơn với nhau. Thói đạo đức giả chưa hẳn đã nấp sau bộ mặt hào nhoáng. Có thể nó sẽ xuất hiện trong con người với vẻ ngoài dữ dằn, khó chịu, không thật thà. Như thế, mọi người sẽ dễ dàng phát hiện và điều chỉnh con người ấy tốt đẹp hơn.

Cuộc đời mỗi con người là một cuốn tiểu thuyết dài. Mỗi ngày qua đi lại hé mở ra những trang mới. Bạn đã viết được gì trên những trang ấy? Đừng để những thói xấu, đặc biệt là thói đạo đức giả xâm chiếm một dòng nào, một phần nào mà hãy thay vào đó những điều tốt đẹp, có ích cho đời.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?”

(Trịnh Công Sơn)

Hãy dùng tấm lòng chân thật của mình để quan tâm chia sẻ đến tất cả mọi người. Và hãy để gió cuốn đi những gì đẹp nhất, tốt nhất đến với mọi người và mọi chân trời yêu thương mới sẽ mở ra.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm