Anh biết rằng em mòn mỏi chờ trông Cứ đằng đẵng tháng năm dài xa cách Một kiếp người, đâu có còn kiếp khác Em chẳng thể nào hóa đá đợi anh Anh biết rằng em chịu mọi hy sinh Lo cho anh suốt chặng đường sinh tử Trăm việc hậu phương mẹ già, con nhỏ Đêm khuya về chết nửa giấc mơ em Nếu biết rằng em oán ghét chiến tranh Sao họ cứ chất chồng thêm tội ác Nếu trái đất không đạn bom hủy diệt Nhân loại này sẽ tươi đẹp biết bao Vẫn biết rằng em chẳng ước cao siêu Anh sẽ trở về sau ngày chiến thắng Em chẳng muốn chồng mình là Thánh Gióng Dù muộn mằn đã cạn những ngày xanh Chỉ tiếc rằng phải gánh vác cuộc chiến tranh Nếu có được có thêm nhiều đời nữa Sống để yêu thì bao nhiêu cho đủ Một cuộc đời đâu thỏa một tình yêu! (Thơ viết cho em, Tạ Bằng) Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Những từ ngữ nào có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian trong bài thơ? Câu 2. Nêu tác dụng phép điệp trong 2 khổ thơ đầu. Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào ? Chỉ tiếc rằng phải gánh vác cuộc chiến tranh Nếu có được có thêm nhiều đời nữa Sống để yêu thì bao nhiêu cho đủ Một cuộc đời đâu thỏa một tình yêu! Câu 4. Những lời nhân vật Anh “viết cho em” trong văn bản gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về người phụ nữ ở hậu phương? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ vai trò của khát vọng trong cuộc sống..
2 câu trả lời
Câu 1:
Những từ ngữ có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian: hóa đá đợi, Thánh gióng.
Câu 2:
Ở khổ thơ đầu, tác giả sử dụng phép điệp "Anh biết rằng". Tác dụng: nhấn mạnh được tâm tư và thấu hiểu của nhân vật trữ tình đối với sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ nơi hậu phương trong thời kỳ chiến tranh. Người phụ nữ dù không trực tiếp ra trận những cũng phải đảm đương những trách nhiệm và công việc nặng nề
Câu 3:
Nội dung của các dòng thơ là: tâm sự của nhân vật trữ tình là khát khao được sống trong những tháng ngày ngập tràn tình yêu cuộc sống, tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng. Vì cuộc đời của họ gắn liền với bom đạn và chiến tranh đau thương nên nếu có được những kiếp sau thì nhân vật trữ tình chỉ muốn lại được sống trong tình yêu, sống trong cuộc sống tươi đẹp, vì 1 kiếp sống chẳng thể nào thỏa mãn được đời sống tình cảm, đời sống tinh thần của nhân vật trữ tình
Câu 4:
Bài thơ đã gợi cho em rất nhiều suy nghĩ về hình ảnh của người phụ nữ hậu phương. Đầu tiên, đây là một người phụ nữ có chồng đi đánh giặc. Hình ảnh của những người chinh phụ đợi chồng đi đánh giặc trở về đã xuất hiện rất nhiều trong văn học trung đại, gợi cho người đọc hoàn cảnh tội nghiệp của họ. Tuy nhiên, người phụ nữ hậu phương trong văn bản này là người phụ nữ không chờ đợi ở tâm thế bị động mà họ cũng tham gia vào kháng chiến ở hậu phương. Thứ hai, người phụ nữ hậu phương hiện lên với đức hy sinh cao cả. Ở hậu phương, họ phải chăm lo cho gia đình, cho con cái, đảm nhiệm những công việc của người đàn ông. Chẳng những thế, những người phụ nữ hậu phương còn góp sức mình vào kháng chiến để bảo vệ tổ quốc và non sông. Với tình yêu chồng và chán ghét chiến tranh, họ chính là những tượng đài bất tử của ngừi phụ nữ VN giỏi việc nước đảm việc nhà, trung hậu, đảm đang, kiên cường, bất khuất. Tóm lại, người phụ nữ hậu phương hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý.
***
Trong cuộc sống, khát vọng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Thật vậy, trên thực tế, khát vọng chính là thứ thật quan trọng, đẹp đẽ và thiêng liêng. Khát vọng chính là ngọn đèn hải đăng soi sáng quá trình và con đường của mỗi cá nhân, giúp chúng ta từng bước từng bước chinh phục được thành công trong cuộc đời. Chỉ khi có khát vọng cùng với một lộ trình chinh phục ước mơ đó cho bản thân mình, con người sẽ chủ động và sẵn sàng dấn thân theo đuổi ước mơ mà hàng ngày mình khao khát đi. Những khát khao, ước mơ dù thật là nhỏ bé, bình dị nhưng lại là thứ giúp chúng ta soi sáng rõ trên con đường có đầy ổ gà để tiến đến thành công. Vậy nên, không bao giờ từ bỏ khát vọng chính là một thái độ sống tích cực và lạc quan mà bất cứ ai cũng nên có cho bản thân mình. Mỗi người cần có một thái độ sống dũng cảm, lạc quan. Sống một lần trên đời nên ai cũng nên dám theo đuổi ước mơ, để cống hiến và khẳng định bản thân với mọi người xung quanh. Chẳng những thế, việc luôn giữ gìn khát vọng bên trong tâm hồn của mình chính là để vươn tới 1 cuộc sống tươi đẹp hơn. Có khát vọng, con người sẽ được sống cuộc sống tràn ngập nhiệt huyết, dù gian truân nhưng thật hạnh phúc. Tóm lại, con người cần luôn giữ được ý chí, đam mê và theo đuổi được khát vọng của chính mình trong cuộc sống.
1 Những từ ngữ có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian trong bài thơ là " Thánh gióng
2 Điệp ngữ “Anh biết rằng” đặt ở đầu hai khổ thơ đã chứng tỏ sự thấu cảm của người ra tiền tuyến với những nỗi niềm của người ở hậu phương.
3 là niềm nuối tiếc, dẫu chẳng muốn chút nào nhưng mỗi gia đình của đất nước này đều đã phải trải qua bao thử thách gian lao do chiến tranh gây ra đến độ nhiều lứa đôi muốn được yêu thương, chăm lo, được quan tâm đến nhau nhiều hơn nhưng tuổi trẻ họ đã bị cuốn đi và nhấn chìm trong cuộc chiến. Song, điều đáng quý là chủ thể trữ tình vẫn không nguôi khao khát: “Nếu được có thêm nhiều đời nữa/ Sống để yêu thì bao nhiêu cho đủ/ Một cuộc đời đâu thỏa một tình yêu!”. Ước muốn của tác giả chứng tỏ một tình yêu mãnh liệt, thuỷ chung.
4 là tiếng nói chan chứa yêu thương, thấu hiểu và biết ơn những người vợ, người mẹ đảm đang ở hậu phương. Đó cũng là tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa gây bao đau thương cho nhân loại và khát vọng về một tình yêu vượt lên giới hạn của đời người.