Câu 4: Cảm nhận của anh /chị về tâm trạng của bà cụ Tứ và Tràng trong đoạn trích sau: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hôt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền trời như những đám mây đen.Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng: -Trống gì đấy, u nhỉ? -Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc. Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm: - Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à? Im lặng một lúc thị lại tiếp: -Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy. Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lặi, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.Tràng hỏi vội trong miếng ăn: -Việt Minh phải không? -Ừ, sao nhà biết? Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đàng trước có lá cờ đỏ to lắm. Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh động đi lối khác.À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu. Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới... ( Trích Vợ nhặt - Kim Lân)  Lưu ý: câu 4 chỉ cần nêu luận điểm

1 câu trả lời

Cũng giống như Tràng, khung cảnh Kim Lân để cho nhân vật này xuất hiện là một không gian tối sầm vì đói khát. Cũng giống như bao người khác, thị ngồi vêu cùng với mấy chị em gái nơi cửa nhà kho. Chị không có tên, không tuổi tác, không cha mẹ, không gia đình… môt con số không tròn trĩnh đang bao trùm lên lá số tử vi của chị. Cái đói đã cướp đi của thị tất cả.
– Khi chưa theo Tràng về làm vợ cái đói đã để lại “dấu tích” ghê gớm trên dáng hình và tính cách của chị:
 + Lần gặp thứ nhất: có vẻ táo tợn, ăn nói mạnh mẽ “Có khối cơm trắng mấy giò mà ăn đấy! “Này nhà tôi ơi! Nói thật hay nói khoác đấy”
 + Lần gặp thứ 2: chân dung của thị khiến Tràng không nhận ra, gầy (dẫn chứng)…Thị cong cớn trong lời nói, vô duyên trong hành động “sà xuống đánh… cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc… ăn xong cầm đôi đũa quệt ngang miệng, thở: Hà ngon! Về chị thấy hụt tiền thì bỏ bố”. Tuy nhiên, ẩn đằng những lời nói và hành động ấy là khát vọng về hạnh phúc và sự sống.
– Miêu tả nhân vật thị, Kim Lân không chú trọng nhiều đến diễn biến tâm trạng bên trong mà Kim Lân chú ý nhiều đến hành động:
 + Thị bước sau Tràng chừng 3-4 bước, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che đi nửa mặt, mặt cúi xuống, chân nọ bước díu cả vào chân kia. Thị đã ý thức được về bản thân, cái dáng cúi mặt kia phải chăng đó là sự tủi phận
 + Về đến nhà, trông nếp nhà rẹo rọ của Tràng, thị nén tiếng thở dài, tiếng thở dài chấp nhận bước vào cuộc đời của Tràng. 
+ Hành động khép nép, tay vân vê tà áo khi đứng trước mặt bà cụ Tứ, thị thật đáng thương
– Tuy nhiên, ở sâu thẳm bên trong con người này vẫn có một niềm khát khao mái ấm gia đình thực sự. Thị đã trở thành một con người hoàn toàn khác khi là một người vợ trong gia đình. Hạnh phúc đã làm cho thị thay đổi từ một người phụ nữ cong cớn, đanh đá bỗng trở thành một người đàn bà hiền hậu đúng mực, mái ấm gia đình đã đủ sức mạnh làm thay đổi một con người.

Bữa cơm đón dâu diễn ra:

-Bữa cơm ngày đói được miêu tả thật thảm hại: một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo, một niêu cháo lõng bõng mà mỗi người chỉ được lưng lưng hai bát. Và sau cùng họ dùng món “chè khoán”, một món mà trong xóm có khối nhà còn chả có mà ăn.

- Ý nghĩa của việc miêu tả: Làm tăng giá trị tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra, đến nỗi cám mà có khối nhà còn không có để ăn. Bộc lộ sự trân trọng khát khao ham sống ở người nông dân. Từng cơ hội sống đều được nâng niu, điển hình là để sống, họ ăn cả những thứ vốn không phải để dành cho người: cám heo.

 nhau.

- Thị đã nói với mẹ con Tràng về việc: ở trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa; người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói.

- Ý nghĩa câu nói của thị: cho thấy cách mạng đã về, đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành lấy sự sống, sự tự do. Câu nói còn khiến cho Tràng cảm thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ vì đã đẩy xe thóc tránh đoàn người đói đi trên

-Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, ngay cả khi cái chết liền kề, những người dân lao động nghèo khổ, lương thiện vẫn yêu thương, đùm bọc lấy nhau, vẫn khát khao mái ấm hạnh phúc gia đình và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

-Vợ nhặt là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ đã “biết sống” như con người ngay giữa thời túng đói quay quắt

Câu hỏi trong lớp Xem thêm