Trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã hai lần miêu tả hình ảnh người lái đò. Đó là “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Và “ Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh…cũng chả thấy ai bàn thêm một lời naò về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”. Phân tích hình ảnh ông lái đò trong hai lần miêu tả trên. Từ đó, hãy làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật này.
2 câu trả lời
Ông lái đò không phải là người an phận ngược lại ông thích đương đầu với hiểm nguy, khó khăn, với những pha hành động gay cấn, thế nên ông thích đi qua những ghềnh thác khó nhằn của con sông Đà, ông bảo rằng: “Chạy thuyền trên khúc sông không có thác nó dễ dạy, chân tay dễ buồn ngủ”. Dù tuổi đã cao, nhưng ông luôn mang một tâm hồn trẻ khỏe, hiếu chiến, bản tính mạnh mẽ, can trường, niềm tin yêu cuộc sống, cùng sự gắn bó với nghề nghiệp và con sông Đà hùng vĩ, công việc của ông nghiễm nhiên trở thành niềm đam mê bất diệt, là niềm vui trong cuộc sống lao động vốn vất vả của ông. Chỉ bằng những nét khái quát như vậy, hình ảnh ông lái đò của Nguyễn Tuân đã để lại một dấu ấn sâu sắc, ấn tượng trong lòng độc giả. Sông Đà trong lòng ông lái đò như một bản thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc lòng, thuộc đến “từng dấu chấm câu, dấu chấm than, cả những đoạn xuống dòng”, sự tài hoa, tỉ mẩn ấy được tác giả ví như “đóng đanh vào lòng”. Ông lái đò cũng nắm vững “binh pháp của thần sông thần núi”, như một vị tướng tài vận dụng xuất sắc binh pháp Tôn Tử “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, lại cũng như một người nghệ sĩ chuyên nghiệp nắm rõ cái mặt trận nghệ thuật đầy cam go của mà ông đã theo đuổi gần hết đời người. Trong cuộc chiến không cân sức, giữa người lái đò lẻ loi, cùng con sông Đà hung bạo, nguy hiểm, ông lái đò như một người hùng cưỡi chiến mã, tay vung gươm vượt qua kẻ địch, như chiến thần Triệu Vân của Tam Quốc, đơn thương độc mã phá vòng vây quân thù, chỉ khác mỗi điều mặt trận của ông là mênh mông sóng nước.
Trên cái mặt trận hung hiểm, trèo thác vượt ghềnh ấy, đòi hỏi người chiến sĩ phải cực kỳ dũng cảm và bình tĩnh để ứng phó với mọi sự biến đổi khôn lường, giảo hoạt của con sông, bởi chỉ sơ sẩy một chút thôi thì đến mạng cũng chẳng còn, nói gì đến chuyện làm một người nghệ sĩ tài hoa trên con sông Đà nghệ thuật. Nguyễn Tuân đã đặt cho những khó khăn, cửa ải mà ông lái đò phải vượt qua một cái tên rất “nhà binh” và cũng đầy tính nghệ thuật là “trùng vi thạch trận”. Ông lái đò đã xuất sắc lần lượt vượt qua những cửa ải hung hiểm ấy một cách điêu luyện, mặc dù có những lúc đã bị thương, nhưng nỗi đau đớn ấy chẳng thấm vào đâu so với việc bị mất mạng. Bằng kinh nghiệm dày dạn và lòng dũng cảm, một tinh thần vững chãi cùng lòng tự tin đã “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”, cũng hiểu rõ phải chống trả, tránh né làm sao để qua được ải đầu tiên, ông lái đò bước vào “trùng vi thạch trận thứ nhất” đầy căng thẳng. Có những lúc trúng đòn hiểm, đau đớn đến “mặt méo bệch đi”, nhưng ông làm sao dám buông lỏng, chỉ cố nhịn đau mà “kẹp chặt lấy cuống lái”, bình tĩnh vượt qua trùng vi thạch trận thứ nhất, thế là qua được một ải. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, ở trùng vi thạch trận thứ hai ông lập tức thay đổi chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh”, không cho con sông Đà có một cơ hội phải kích nào.
Mik tưj làm 1000%
Hình ảnh người lái đò được nhà văn xây dựng qua công việc lao động thường nhật. Đọc đoạn trích, người ta cảm phục cái tài vượt thác của nhân vật. Dường như, sự tài hoa điêu luyện ấy đã lên đến bậc nghệ sĩ. Người lái đò gan dạ, thông minh, hiểu rõ từng ngóc ngách, từng tảng đá trên thác sông Đà dữ dội. Dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Tuân khi miêu tả sự ác nghiệt của thác nước cũng là lời khẳng định sức mạnh chế ngự, điều khiển thiên nhiên của con người và vẻ đẹp của người dân lao động