• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
31 lượt xem

Đọc đoạn trích và cho biết: Vì sao tác giả cho rằng “Sự tiếp tế thời gian mặc dầu rất đều đặn mà lại bị hạn chế một cách khắc nghiệt"? Trên báo chúng ta thường thấy những bài dạy cách sống với một số tiền nhất định, và những bài báo đó gây những cuộc tranh luận sôi nổi, chứng tỏ rằng người ta rất chú ý tới vấn đề này. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy một bài tùy bút nào chỉ cách sống 24 giờ mỗi ngày. Vậy mà người ta cử bảo thời gian là tiền bạc chứ. [...] Nếu người ta không có cách nào sống với số tiển người ta có thì có thể kiểm thêm một chút nữa bằng cách này hay cách khác. Chẳng hạn có 10.000.000 đồng một năm mà chi tiêu vẫn thiếu hụt thì đời không nhất định là phải túng thiếu; xắn tay áo lên, gắng sức kiếm thêm thì quỹ thu chỉ sẽ cân bằng. Nhưng nếu không thể thu xếp sao cho số vốn 24 giờ mỗi ngày đủ chi phí về thời giờ thì đời ta nhất định phải lúng túng. Sự tiếp tế thời gian mặc dầu rất đều đặn mà lại bị hạn chế một cách khắc nghiệt. Ai là người trong chúng ta sống 24 giờ một ngày? Tôi nói sống đó, không phải là sống cho có, sống sao cũng được đâu. Ai là người trong chúng ta không tự nhủ rằng: “Khi nào có thêm chút thì giờ, sẽ làm việc này, việc nọ "? Chúng ta không bao giờ có thêm chút thì giờ nào đâu. Chúng ta có và luồn luôn đã có tất cả số thì giờ trời cho. Chính vi muốn thực hành chân lý sâu xa thường bị bỏ quên đó (chân lý ấy không phải tự tôi tìm ra đâu) mà tôi đã xem xét một cách thực tế và tỉ mi sự lãng phí thời gian mỗi ngày. (Trích Sống 24 giờ 1 ngày, E. Arnold Bennett, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Hồng Đức, 2019, tr 10, 12)

1 đáp án
22 lượt xem

Đọc văn bản và cho biết: Tác giả so sánh việc sử dụng thời gian 24 giờ trong mỗi ngày với việc sử dụng điều gì? Trên báo chúng ta thường thấy những bài dạy cách sống với một số tiền nhất định, và những bài báo đó gây những cuộc tranh luận sôi nổi, chứng tỏ rằng người ta rất chú ý tới vấn đề này. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy một bài tùy bút nào chỉ cách sống 24 giờ mỗi ngày. Vậy mà người ta cử bảo thời gian là tiền bạc chứ. [...] Nếu người ta không có cách nào sống với số tiển người ta có thì có thể kiểm thêm một chút nữa bằng cách này hay cách khác. Chẳng hạn có 10.000.000 đồng một năm mà chi tiêu vẫn thiếu hụt thì đời không nhất định là phải túng thiếu; xắn tay áo lên, gắng sức kiếm thêm thì quỹ thu chỉ sẽ cân bằng. Nhưng nếu không thể thu xếp sao cho số vốn 24 giờ mỗi ngày đủ chi phí về thời giờ thì đời ta nhất định phải lúng túng. Sự tiếp tế thời gian mặc dầu rất đều đặn mà lại bị hạn chế một cách khắc nghiệt. Ai là người trong chúng ta sống 24 giờ một ngày? Tôi nói sống đó, không phải là sống cho có, sống sao cũng được đâu. Ai là người trong chúng ta không tự nhủ rằng: “Khi nào có thêm chút thì giờ, sẽ làm việc này, việc nọ "? Chúng ta không bao giờ có thêm chút thì giờ nào đâu. Chúng ta có và luồn luôn đã có tất cả số thì giờ trời cho. Chính vi muốn thực hành chân lý sâu xa thường bị bỏ quên đó (chân lý ấy không phải tự tôi tìm ra đâu) mà tôi đã xem xét một cách thực tế và tỉ mi sự lãng phí thời gian mỗi ngày. (Trích Sống 24 giờ 1 ngày, E. Arnold Bennett, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Hồng Đức, 2019, tr 10, 12)

1 đáp án
16 lượt xem

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Năm 2004, tại một ngôi làng ở xã Đê Ar, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, một phụ nữ vừa sinh con xong thì qua đời. Theo tập tục của dân làng, đứa bé mới sinh sẽ phải chôn chung với người mẹ xấu số. Khi ấy, đang học lớp 9, Y Byen đã cùng cha mẹ của mình tức tốc đến nơi người dân đang làm lễ chôn cất người mẹ xấu số, xin dân làng và người thân để cho đứa bé mới sinh được sống và nhận về nhà nuôi dưỡng. May mắn cho cô, dân làng đều đồng ý. Khi ấy, Y Byen chưa đủ tuổi để nhận con nuôi nên mọi thủ tục đều do cha mẹ cô làm. Cô đặt tên bé trai là Y Song. Đến năm 2015, trong một lần đi biểu diễn, Y Byen nghe tin gia đình của một đồng nghiệp vừa nhặt được một bé sơ sinh tại nghĩa địa. Nghe vậy, cô đã đến gặp đứa bé ngay sau khi biểu diễn xong. Bế bé về nhà, cô đặt tên bé là Y Sơn. Dù chỉ mới 29 tuổi nhưng Y Byen đã làm mẹ của tận 2 đứa trẻ và cô cũng không dám mơ tưởng gì đến hạnh phúc cá nhân mà chỉ mong muốn có thật nhiều sức khỏe để chăm sóc 2 con thật tốt. (http://kenh14.vn/co-gai-dan-toc-cuu-mang-2-dua-tre-suyt-bi-chon-song-gay-xuc-dong- tai-nguoi-bi-an) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Cau 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:" Khi ấy, đang học lớp 9, Y Byen đã cùng cha mẹ của mình tức tốc đến nơi người dân đang làm lễ chôn cất người mẹ xấu số, xin dân làng và người thân để cho đứa bé mới sinh được sống và nhận về nhà nuôi dưỡng. Câu 3. Theo anh,chị,“tập tục của dân làng” để lại hậu quả gì? Câu 4. Anh chị có suy nghĩ gì về “mong muốn " của Y Byen ở cuối văn bản

1 đáp án
117 lượt xem

Đọc đoạn trích rồi thực hiện các yêu cầu: Từ chối là một kĩ năng sống quan trọng và cốt yếu .Không ai muốn mắc kẹt trong một mối quan hệ không mang lại hạnh phúc. Không ai muốn mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó. Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thực sự muốn nói. Nhưng mọi người vẫn lựa chọn điều này. Mọi lúc. Chủng ta cần phải từ chối một thứ gì đó. Nếu không, ta hoàn toàn không thể có nổi bản sắc cả nhân. Hành động lựa chọn một giá trị cho bản thân đòi hỏi việc từ chối lua chọn giá trị khác. Nếu muốn có một tình bạn chân thành, tôi sẽ từ chối việc đối xử tệ bạc với bạn bè sau lung họ. Nếu muốn một cuộc hôn nhân hạnh phúc tôi sẽ không lấy rượu và ma túy làm lẽ sống của cuộc đời mình. Thành thực là niềm khát khao tự nhiên của con người. Nhưrng một phần việc sở hữu tính trung thực trong cuộc đời chúng ta là thoải mái việc nói và nghe từ "không". Theo đó, từ chối khiến cuộc đời bạn tốt đẹp hơn ( Dẫn theo Ma rkMan son ,Nghệ thuật tinh tế của viec " déch" quan tâm ,NXB Văn hoc Hà Nội 2019 tr238) Câu 1: Xác định hương thức biểu đạt chính ? Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích ? Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong đoạn văn “Không ai muốn mắc kẹt trong một môi quan hệ không mang lại hạnh phúc. Không ai muốn mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó. Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thực sự nói" Câu 4: Theo anh/ chị vi sao tác giả viết: một phần việc sở hữu tính trung thực trong cuộc đời chúng ta

1 đáp án
101 lượt xem

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Một buổi sáng chủ nhật nọ, tôi đang lướt qua những hàng tít trên báo thì có một nhan đề làm tôi chú ý và dừng lại để đọc. Đó là bài viết có nhan đề “Ngày tri ân”, kể về Oral Lee Brown - ân nhân của nhiều đứa trẻ mồ côi và thất học ở Oaklan. Năm 1987, Brown lúc đó là nhân viên môi giới bất động sản, một ngày trên đường đi làm về cô bỗng trông thấy mốt bé xin ăn bên đường. Sau khi dừng lại và hỏi han, cô nghĩ về số phận của những đứa trẻ lang thang: chúng sẽ đi về đâu nếu không được xã hội bao bọc, không được học hành? Chính vào ngày hôm đó, Brown đã quyết định sẽ thay đổi cuốc sống của nhiều đứa trẻ bất hạnh. Cô nhận bảo trợ cho tất cả học sinh lớp một ở một trong những trường học nghèo nhất Oakland và hứa sẽ đài thọ cho bất cứ đứa trẻ nào trong số đó học xong đại học. Nếu Oral Lee Brown là người giàu có thì không có gì để bàn, đằng này, cô chỉ có thu nhập khiêm tốn hàng tháng và cũng còn đang nuôi hai đứa con. Nhưng Brown đã giữ lời hứa. Từ năm 1876, cô đã tiết kiệm 10.000$ mỗi năm để đưa vào quỹ “giúp trẻ đến trường”. Nhờ có hành động cao thượng đầy tình yêu thương này mà nhiều đứa trẻ vốn có nguy cơ trở thành tội phạm đường phố đã tốt nghiệp đại học và trở thành những công dân lương thiện. Chúng ta ai cũng gắng tìm cho mình một mục đích sống trên đời. Chúng ta ai cũng muốn làm một điều gì đó tốt đẹp cho người khác, nhưng giữa nói và làm là cả một khoảng cách. Tuyệt diệu thay, Oral Lee Brown đã trở thành một tấm gương cho chúng ta soi chiếu. Sống bằng tình yêu thương, quan tâm và sẻ chia với những số phận bất hạnh, mỗi sự đóng góp nhỏ bé của chúng ta đang tạo nên những cơ hội lớn cho những số phận cần được vun đắp trong cuộc đời. ( Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson, NXB tổng hợp TPHCM, 2008, tr 18) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Nhân vật Oral Lee Brown trong văn bản trên đã giữ lời hứa gì?. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Oral Lee Brown đã trở thành một tấm gương cho chúng ta soi chiếu. Câu 3. Theo Anh/ chị, tại sao tác giả khẳng định: Chúng ta ai cũng gắng tìm cho mình một mục đích sống trên đời? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với câu Chúng ta ai cũng muốn làm một điều gì đó tốt đẹp cho người khác, nhưng giữa nói và làm là cả một khoảng cách của tác giả không? Vì sao?

1 đáp án
246 lượt xem

Nền tảng của sự thành công nằm ở tính kỷ luật tự giác và được thể hiện thông qua sự tự chủ. Tự chủ là lòng can đảm được sử dụng đúng lúc, là khả năng tự chế ngự và kiểm soát tất cả các trạng thái cảm xúc của bản thân. Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời. Người hạnh phúc nhất chính là người có thể làm chủ được bản thân. Điềm tĩnh là một trong những biểu hiện của sự tự chủ. Người giữ được điềm tĩnh luôn ẩn chứa trong mình nguồn sức mạnh to lớn. Điềm tĩnh giúp con người giữ được sự sáng suốt trong khi những người khác không còn kiên nhẫn. Khi bị ai đó đổ lỗi, khi mọi lời chỉ trích đều dồn về bạn, khi bạn liên tục vấp ngã hay khi bị bạn bè quay lưng…ấy là những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh. Biết chế ngự bản thân và giữ được sự điềm tĩnh, bạn sẽ có được bình yên cũng như sẵn sàng đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của đời mình. Hãy cố gắng giữ được vẻ bình tĩnh và cái tâm bình thản, sáng suốt trong mọi tình huống, bạn nhé! (Không gì là không có thể - George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Theo tác giả, những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh là lúc nào? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời Câu 3. Theo anh, chị, tại sao tác giả khẳng định: Người hạnh phúc nhất chính là người có thể làm chủ được bản thân. Câu 4. Thông điệp Anh/ chị mà tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do chọn thông điệp đó

1 đáp án
179 lượt xem

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Theo từ điển Tiếng Việt xu nịnh là nịnh nọt để lấy lòng và cầu lợi. Hiểu nôm na xu nịnh là khen ngợi quá đáng chỉ cốt để làm đẹp lòng nhau, thông thường nhằm mục đích cầu lợi cho cá nhân. Cần phân biệt rõ “nịnh” khác với “khen”. Cùng là mục tiêu tán dương hành động hay suy nghĩ của cấp trên, người thật tâm khen cảm thấy thoải mái vì động cơ khen do ngưỡng mộ, thán phục; trong khi đó, người có hành vi nịnh, thường sẽ nhận thức được ngay “tính sai trái” của mình vừa làm vì họ hiểu rằng, cấp trên có thể không xứng với những lời "khen" như vậy. Thói xu nịnh xưa nay, với muôn hình vạn trạng, biến hóa khôn lường. Kẻ xu nịnh rất giỏi ứng biến, bất kể trường hợp nào cũng nịnh được và nịnh rất hay. Họ thường a dua theo đuôi người có quyền nhưng ưa nịnh để trục lợi, thăng quan tiến chức, bất chấp lẽ phải. Một số người được nịnh thì nghĩ rằng, chẳng mất gì, lại ưa nghe lời ngon ngọt, sống trong cảm giác của kẻ bề trên. Từ đó, nó làm cho chính kẻ được nịnh xao lòng, mất bản lĩnh, không đánh giá đúng bản thân mình, sinh ra chủ quan, tự mãn, dẫn đến đánh giá sai lệch cán bộ dưới quyền; người tốt không được trọng dụng, người xấu thì lấn lướt lộng quyền. Đây là nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ, chia bè, kéo cánh làm suy yếu tổ chức. (Ngăn chặn thói xu nịnh, Bùi Huy Lưu,http://www.cpv.org.vn/noi-hay-dung/nganchan-thoi-xu-ninh-510647.html) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo anh/chị, “nịnh” khác với “khen” ở điểm nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: " kẻ được nịnh xao lòng, mất bản lĩnh, không đánh giá đúng bản thân mình, sinh ra chủ quan, tự mãn, dẫn đến đánh giá sai lệch cán bộ dưới quyền …" Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về mục đích của những kẻ xu nịnh?

2 đáp án
183 lượt xem

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Dưới góc nhìn chuyên môn về giáo dục, có ba cấu phần để tạo thành một đứa con “ngon lành” mà gia đình nào cũng mong muốn: có một cái đầu khai minh, một con tim xúc cảm và một cơ thể khỏe đẹp. Và có 3 yếu tố quan trọng để làm nên các cấu phần của con người “ngon lành” này: gia đình, nhà trường và xã hội. Bên ngoài khung cửa gia đình, là một xã hội rộng lớn, do đó đứa trẻ cần được trang bị một nền tảng cơ bản về cuộc sống và thế giới xung quanh. Để từ đó, đứa trẻ khi lớn lên có cái đầu khai minh, là cái đầu có khả năng phân biệt được những vấn đề của cuộc sống, đâu là đúng, đâu là sai, đâu là đẹp, đâu và xấu trong cái thế giới rộng lớn này. Hay đơn giản hơn, biết được bản thân mình là ai… Bên ngoài mái ấm được bảo bọc của cha mẹ, là rất nhiều những biến cố khác nhau. Vì thế, ngoài cái đầu “khai minh” thì đứa trẻ cần phải có một trái tim “xúc cảm” trước những điều diễn ra trong cuộc sống để có thể sẻ chia, biết yêu thương và được yêu thương: biết rung cảm trước cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau và biết phẫn nộ trước cái ác. Và bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác. Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm. Đó cũng chính là tư tưởng giáo dục quan trọng bậc nhất mà các nhà tư tưởng giáo dục lớn nhất của thế kỷ 20 như John Dewey, Maria Montessori, Jean Piaget… từng chia sẻ. Sau nữa, đứa trẻ cần được nuôi dưỡng đúng cách, cần học được cách tự chăm sóc sức khỏe của mình để có một sức vóc khỏe đẹp, một thể lực đầy đủ để nuôi dưỡng một bộ óc minh mẫn, một tâm hồn xúc cảm. (http://giantutrung.vn/bai-viet/bat-mach-benh-vo-cam/22) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Những yếu tố nào để tạo thành một đứa con “ngon lành”được thể hiện trong văn bản? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:" Và bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác." Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả đưa ra lời khuyên: “Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm.” ? Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan niệm giáo dục của tác giả hay không? Vì sao?

2 đáp án
137 lượt xem

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi (…) Nhà triết học người Anh, James Allen (1864 – 1912) đã dùng nguyên tắc “Nguyên nhân và kết quả” đề cập đến sức mạnh tuyệt vời, có thể dẫn con người và xã hội theo chiều hướng tốt đẹp, sức mạnh đó nằm ở “trái tim trong sáng”. Ngay cả trong kinh doanh hay chính trị, vẫn có trường hợp không thành công dù người đó có trong tay tiền bạc, địa vị, năng lực, dù đã vắt óc, lên kế hoạch, tạo chiến lược chiến thuật. Nhưng ngược lại, người có trái tim cực kì trong sáng, suy nghĩ mọi việc một cách đơn giản đôi khi lại có được thành công một cách nhanh chóng bất ngờ. Bởi trong một trái tim trong sáng, trong suy nghĩ thành tâm chứa đựng sức mạnh tuyệt vời. James Allen cho rằng những người thành công lớn nhờ họ xuất phát từ tâm hồn, trái tim chân thành, trong sáng. Tôi cũng tin chắc rằng những người được gọi là lãnh đạo, trước hết phải trang bị cho mình trái tim trong sáng như Allen nói. Lịch sử đã chứng minh tiền tài, địa vị, quyền lực, đối sách không thắng nổi một trái tim trong ngần không gợn đục, không thắng nổi một ý chí thành tâm thành ý. Sự nghiệp vĩ đại thực thụ là sự thành công nhờ vào sự hiệp lực của nhiều người bằng tâm hồn cao quý, thanh khiết. (Inamori Kazuo – Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế, NXB Trẻ, 2017, tr.84 – 85) Câu 1: Chỉ ra sức mạnh của “trái tim trong sáng” được nêu trong đoạn văn bản? (0,5 điểm) Câu 2: Theo tác giả, điều làm nên “sự nghiệp vĩ đại thực sự” là gì? (0,5 điểm) Câu 3: Việc tác giả dẫn ra nguyên tắc của nhà triết học James Allen có tác dụng gì? (1,0 điểm) Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm cho rằng “những người thành công lớn nhờ họ xuất phát từ tâm hồn, trái tim chân thành, trong sáng” không? Vì sao? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân nên làm để có thể thành công trong cuộc sống. Câu 2: (5,0 điểm) Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả sông Đà bằng nhiều giác quan khác nhau. Có lúc, sông Đà hiện lên qua ấn tượng của thính giác: “Tiếng thác nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữ rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”. Nhưng cũng có khi, sông Đà

2 đáp án
120 lượt xem
1 đáp án
35 lượt xem

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.   Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.   Với người láng giềng đang lúc lâm nguy Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.   Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.   Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương Mình mở cửa đón họ vào bến cảng Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ. Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại” Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.   Từ mái trường này em sẽ lớn lên Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.   Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam! (Đất nước ở trong tim, Chu Ngọc Thanh) Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2: Các cụm từ: dịch bệnh hiểm nguy, chống dịch thoát nguy, vùng dịch nguy nan, dịch nạn được nhắc đến trong văn bản trên là chỉ dịch bệnh gì? Em hiểu gì về dịch bệnh này? Câu 3: “Những điều phi thường lắm” nào mà người Việt Nam đã làm được tác giả nhắc đến trong văn bản? Câu 4: Em hiểu như thế nào về câu “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”?

1 đáp án
31 lượt xem

Giúp mình gấp. Hôm nay phải nộp. * Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi _Trong tiếng Anh, cộng hưởng là “together”. Để dễ nhớ, bạn có thể chiết tự nó thành ba chữ “to get there”, nghĩa là cùng đến đích. Trên thực tế, nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực xung quanh hoặc biết tạo nên sự cộng hưởng bên trong mình thì nhất định bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra. Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó. Nếu động cơ khuyến khích các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau thì sức mạnh tập thể sẽ tồn tại lâu bền. _Ngược lại, khi các thành viên ràng buộc nhau một cách miễn cưỡng, chắc chắn sức mạnh ấy chỉ mang tính tạm thời. _Hẳn bạn từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng. Vì tranh giành chức vị quan trọng nhất mà các bộ phận này đã bỏ rơi nhau. Chỉ đến khi tất cả cùng hết sức thì chúng mới nhận ra rằng, sự tồn tại của mình phụ thuộc vào sự tồn tại của các bộ phận khác, mỗi bộ phận tuy đóng vai trò riêng nhưng đều quan trọng như nhau. _Thật tuyệt vời nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực bên trong để tạo nên sức mạnh cho riêng mình. Ý tưởng về sự cộng hưởng chính là ý tưởng về sự tiến bộ. Khi bạn tập trung mọi nguồn lực của mình vào một việc gì đó, nghĩa là bạn đã sẵn sàng tiến về phía trước. Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ. Đây chính là một trong những yếu tố căn bản giúp con người đạt được thành công như mong muốn. _Hãy kết hợp mọi nội lực trong con người bạn cũng như với mọi người xung quanh. Hãy ghi nhớ: Cộng hưởng nghĩa là cùng đến đích! _____(Không gì là không thể, George Matthew Adams) * Thực hiện các yêu cầu: 1. Theo tác giả, cộng hưởng là gì? Có mấy loại cộng hưởng? 2. Sự cộng hưởng có những lợi ích nào? 3. Theo anh/ chị, mục đích của việc kể câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng là gì? 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ” không? Vì sao?

1 đáp án
17 lượt xem