Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: THƯỜNG DÂN Nguyễn Long Đông thì chật, ít thì thưa Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân. Quanh năm chân đất đầu trần Tác tao sau những vũ vần bão giông. Khi làm cây mác cây chông Khi thành biển cả, khi không là gì Thấp cao đâu có hề chi Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi. Ăn của đất, uống của trời Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin Ồn ào mà vẫn lặng im. Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn. Chỉ mong ấm áo no cơm Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành. Hoà vào trời đất mà xanh. Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân. ( Bài thơ đoạt Giải nhất cuộc thi thơ lục bát báo Văn nghệ Trẻ năm 2003) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. Câu 2 (0,5 điểm). Tác giả đã phát hiện ra điều gì về thường dân trong những câu thơ sau? Khi làm cây mác cây chông Khi thành biển cả khi không là gì? Câu 3 (1,0 điểm). Anh / chị hiểu thế nào về hai câu thơ sau: Ăn của đất, uống của trời Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin Câu 4 (1,0 điểm). Cho biết quan điểm của anh / chị về thông điệp được gửi gắm trong hai câu thơ sau: Hoà vào trời đất mà xanh. Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về cách để thấu hiểu những mong đợi của người dân thường. mọi người giúp em với ạ :(((
2 câu trả lời
Câu 2: Hai câu thơ trên đã thể hiện được vai trò và thân phận của những người thường dân. Họ là lực lượng đông đảo, lớn lao tham gia vào kháng chiến, tham gia vào mọi biến cố sự việc của cộng đồng.Họ cùng nhau xây dựng xã hội có thể thay đổi giang sơn xã tắc nhưng khi thời bình thì số phận của họ lại bị chìm khuất vào đám đông, không ai biết đến.
(mik chỉ biết thế thui :<)
1. BPTT:
- liệt kê
- so sánh
- ẩn dụ
2. Khi làm cây mác cây chông
Khi thành biển cả khi không là gì?
Tác giả đã phát hiện ra về thường dân qua các điều: Thường dân khi là lực lượng đánh giặc, giúp cho đất nước, những con người có bản lĩnh cương quyết nhưng cũng rất nhân hòa. Họ sẵn sàng bằng tất cả tinh thần để tạo lập cuộc đời
3. Ăn của đất, uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Qua hai câu thơ này hình tượng con người thường dân được nhà thơ chỉ mấy nét phác họa đã chạm khắc được thần thái, tính cách và vị trí xã hội
4. Qua hai câu thơ trên tác giả muốn gửi gắm đến một thông điệp là một chiêm nghiệm sống rất biện chứng, đây là vẻ đẹp trí tuệ - một trí tuệ dân gian. Thật vậy, thường dân là lớp người chịu thiệt thòi và vất vả nhất trong xã hội. Cứ nhìn người ta sống thì thấy, họ đi làm quần quật, lam lũ suốt ngày, ráo mồ hôi là hết tiền. Thế mà đại bộ phận họ sống vẫn an nhiên vui vẻ, vẫn ăn ngon ngủ yên, khỏe mạnh. Ở một khía cạnh nào đó họ sướng bởi tâm nhàn hơn cả những người có quyền, có tiền đấy thôi.
II. Làm văn
Trong cuộc sống xã hội, sẽ có kẻ giàu, người nghèo, quan chức, thường dân. Mỗi nột người đều góp phần xây dựng đất nước tươi đẹp. Vậy cách để thấu hiểu những con người được xem là "tầm thường" của xã hội như nào cho tốt là một vấn đề khá quan trọng. Bởi chính họ là một thành phần quan trọng dựng xây nên đất nước. Thường dân hay là dân thường, người không có chức vụ, danh vị trong xã hội. Thường dân vốn là những thành phần đông đảo, là những người được ví von như cỏ, tưởng là những người thừa thãi, không có tầm quan trọng nhưng lại tràn đầy tình cảm, giàu tình yêu thương, trân trọng. Theo tôi, họ là những người cần sự đồng cảm. Cho nên ta cần thán phục, ngợi ca về đức tính của thường dân, hay có cả sự xót sa, sự thương cảm và sự đòi hỏi bù đắp, nhìn nhận đúng đắn về giá trị của người dân thường nữa. Họ là những người rất đỗi bình dị nên để thấu hiểu được họ cũng không phải khó. ta hãy đặt mình vào trong vị trí của họ để thấy được những suy nghĩ trong tầm nhìn của họ. Những mong muốn đơn giản của những người thường dân đa phần là sự no đủ trong cuộc sống. Vậy nên hãy là người gần gũi với người dân, hiểu và trân trọng người dân.