những phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà hàng chày

2 câu trả lời

– Chị là người mẹ giàu đức hi sinh và yêu thương con tha thiết :
+ Chị sẵn sàng hi sinh tất cả vì con, nhẫn nhục chịu đựng những trận đòn của chồng vì những đứa con. Chị “không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn”
+ Bị chồng đánh thường xuyên, chị sợ con đau lòng. Chị xin với chồng đưa mình lên bờ để đánh, chị chấp nhận xa con, gửi con về với ông ngoại. Chị đau đớn và xót xa khi nhận ra tâm hồn thơ dại của con bị tổn thương, khi thằng Phác, con chị làm một việc trái với luân thường đạo lí.
+ Chị sống tất cả vì con. Khi chánh án Đẩu mời đến với ý định khuyên bỏ lão chồng vũ phu ấy, thái độ của chị làm Đẩu và Phùng phải ngạc nhiên, ngỡ ngàng. Chị van xin tha thiết “Quí toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, nhưng đừng bắt con bỏ nó”. Chị nhất quyết không chịu bỏ chồng vì “trên thuyền phải có một người đàn ông dù hắn man rợ, tàn bạo” để “ chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng” đàn con. Hơn nữa chị còn xác định “ Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Tình thương yêu con vốn là bản năng mãnh liệt ngàn đời của người phụ nữ nhưng tình yêu con đến mức quên mình của người mẹ này quả thật khiến ta vô cùng cảm động.
– Chị luôn khát khao hạnh phúc gia đình:
+ Chị cam chịu nhẫn nhục để gia đình yên ổn, để những đứa con của chị “chúng được sống và lớn lên”.
+ Chị vẫn chắt chiu niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, giản dị :“Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no” để có thêm nghị lực tiếp tục sống.
– Chị có tấm lòng nhân hậu,vị tha:
+ Nếu như Phùng, Đẩu, thẳng Phác nhìn người chồng như một thủ phạm độc ác, là nguyên nhân của bi kịch gia đình thì trong mắt chị, người đàn ông ấy chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh. Chị thấu hiểu và cảm thông với chồng “ Bất kể lúc nào thấy khổ là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu”….
+ Chị không những không trách cứ, không thù hận người chồng vũ phu tàn bạo mà sẵn sàng đánh đổi bằng mọi giá để không phải bỏ người chồng vũ phu ấy. Chị van xin tha thiết khi Phùng và Đẩu khuyên chi ta bỏ chồng “Con lạy quý toà…Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
– Chị là người sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:
+ Chị thấu hiểu nguyên nhân làm cho người chồng từ “hiền lành nhưng cục tính” trở thành người vũ phu tàn bạo “Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”.
+ Chị hiểu rõ tác hại của cảnh xô xát bạo hành trong gia đình đối với những đứa con cho nên chị xin với chồng đưa chị “ lên bờ mà đánh”, .
+ Chị đã dùng những lí lẽ, kinh nghiệm cuộc sống của một người từng trải để lí giải, thuyết phục Phùng và Đẩu, giúp cho họ vỡ lẽ ra nhiều điều về cuộc sống về con người“ Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc ”, “các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”….

 người đàn bà hang chài hiện lên với những vẻ đẹp khuất lấp khiến ta xót xa, lo âu và không khỏi trăn trở.

Xuất hiện trước mắt độc giả , người đàn bà hang chài hiện lên với ngoại hình xấu xí, thô kệch: than hình cao lơn, “khuôn mặt mệt mỏi”, “tái ngắt”, “tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới”. Cuộc sống của chị là một chuỗi những tháng ngày vừa lao động vất vả, vừa phải chịu đòn roi của chồng: “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Độc giả có thể thông cảm với hoàn cảnh bất hạnh nhưng rất dễ bất bình với sự nhẫn nhục, cam chịu quá đáng của nhân vật khi im lặng chấp nhận trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.

Nhưng phía sau ngoại hình xấu xí và sự nhẫn nhục ấy là cả một tấm lòng vị tha, độ lượng, đức hi sinh cao cả và sự cứng cỏi, can đảm hiếm có của người phụ nữ. Chị chấp nhận cuộc sống ấy bởi lẽ chị yêu thương các con, sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ tổ ấm gia đình. Đối với chị thì “đàn bà ở thuyền phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Và dù bị đánh đập, hành hạ bao nhiêu thì người đàn bà ấy vẫn cảm thông với những khó khăn của chồng, vẫn cứ chắt chiu từng giây phút hạnh phúc trong cuộc sống. Phía sau sự thất học, quê mùa, người đàn bà hang chài vẫn là người phụ nữ sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời. Lí lẽ của chị là lí lẽ của con người từng trải bao song gió, khó khăn, không chỉ khiến chánh án Đẩu, nhiếp ảnh gia Phùng mà còn khiến tất cả chúng ta phải ngạc nhiên, cảm phục.

Có thể thấy, cả hai nhân vật đều là những thân phận nhỏ bé, là nạn nhân của hoàn cảnh nhưng vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp, lương thiện. Vẻ đẹp ấy, trong những lam lũ của đời thường, trong những khoảnh khắc khó khăn của cuộc sống có thể bị che lấp đi nhưng không bao giờ biến mất. Cả Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đều thành công ở điểm này, khi miêu tả nhân vật bằng những chi tiết chân thực vô cùng, vừa làm toát lên số phận đau khổ, cảnh sống khốn cùng của họ, vừa khám phá ra vẻ đẹp khuất lấp bên trong những con người .
CHÚC BN HỌC TỐT !

Câu hỏi trong lớp Xem thêm