Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Dưới góc nhìn chuyên môn về giáo dục, có ba cấu phần để tạo thành một đứa con “ngon lành” mà gia đình nào cũng mong muốn: có một cái đầu khai minh, một con tim xúc cảm và một cơ thể khỏe đẹp. Và có 3 yếu tố quan trọng để làm nên các cấu phần của con người “ngon lành” này: gia đình, nhà trường và xã hội. Bên ngoài khung cửa gia đình, là một xã hội rộng lớn, do đó đứa trẻ cần được trang bị một nền tảng cơ bản về cuộc sống và thế giới xung quanh. Để từ đó, đứa trẻ khi lớn lên có cái đầu khai minh, là cái đầu có khả năng phân biệt được những vấn đề của cuộc sống, đâu là đúng, đâu là sai, đâu là đẹp, đâu và xấu trong cái thế giới rộng lớn này. Hay đơn giản hơn, biết được bản thân mình là ai… Bên ngoài mái ấm được bảo bọc của cha mẹ, là rất nhiều những biến cố khác nhau. Vì thế, ngoài cái đầu “khai minh” thì đứa trẻ cần phải có một trái tim “xúc cảm” trước những điều diễn ra trong cuộc sống để có thể sẻ chia, biết yêu thương và được yêu thương: biết rung cảm trước cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau và biết phẫn nộ trước cái ác. Và bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác. Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm. Đó cũng chính là tư tưởng giáo dục quan trọng bậc nhất mà các nhà tư tưởng giáo dục lớn nhất của thế kỷ 20 như John Dewey, Maria Montessori, Jean Piaget… từng chia sẻ. Sau nữa, đứa trẻ cần được nuôi dưỡng đúng cách, cần học được cách tự chăm sóc sức khỏe của mình để có một sức vóc khỏe đẹp, một thể lực đầy đủ để nuôi dưỡng một bộ óc minh mẫn, một tâm hồn xúc cảm. (http://giantutrung.vn/bai-viet/bat-mach-benh-vo-cam/22) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Những yếu tố nào để tạo thành một đứa con “ngon lành”được thể hiện trong văn bản? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:" Và bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác." Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả đưa ra lời khuyên: “Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm.” ? Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan niệm giáo dục của tác giả hay không? Vì sao?

2 câu trả lời

Câu 1:

- Những yếu tố nào để tạo thành một đứa con “ngon lành”được thể hiện trong văn bản: có một cái đầu khai minh, một con tim xúc cảm và một cơ thể khỏe đẹp.

Câu 2:

- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ "bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt"

- Tác dụng:

+ Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho câu văn

+ Nhấn mạnh những việc mà đứa trẻ phải làm, phải chịu trách nhiệm khi rời vòng tay của những người ruột thịt. 

Câu 3:

- Theo tôi, nguyên nhân tác giả đưa ra lời khuyên: "Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm." là:

+ Trong cuộc sống hiện nay, nhiều bậc cha mẹ vì nuông chiều con quá mức mà làm tất cả những việc con có thể làm.

+ Tuy nhiên, những bậc cha mẹ ấy không hiểu rằng nếu ta làm như vậy là hại con, là không đem lại kinh nghiệm thực tiễn để giúp con vững bước vào đời.

+ Hơn nữa, chính những việc làm ấy còn làm hình thành đức tính ỷ lại vào cha mẹ của con.

+ Qua đó, tác giả khuyên mỗi bạn cha mẹ hãy giúp con lớn khôn, trưởng thành nhưng đừng làm hết tất cả, hãy để con làm những việc đúng năng lực của con.

Câu 4:

- Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm giáo dục của tác giả.

- Vì:

+ Đó là một quan điểm giáo dục đúng đắn, khoa học, sáng tạo.

+ Hơn hết, chính cách giáo dục ấy giúp con lớn khôn, trưởng thành. 

câu 1 :Những yếu tố tạo thành một đứa con " ngon lành": có một cái đầu khai minh, một con tim xúc cảm và một cơ thể khỏe mạnh .

Câu 2:BPTT ẩn dụ " bên ngoài vòng tay ruột thịt của gia đình". Hình ảnh nyà biểu thị cho cuộc sống của con người bên ngoài kia, nơi mà con có thể không được ôm ấp, vỗ vễ như trong gia đình, trong vòng tay của người thân yêu.

Câu 3:Sở dĩ tác giả đưa ra lời khuyên như vậy là bởi vì tác giả muốn nhằm đến mục đích rèn luyện cho con trẻ tính tự lập, không ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác. Để con trẻ tự làm những điều mình có thể làm để tập cho con thói quen trưởng thành, tự thân vận động .

Câu 4:Em đồng ý với quan điểm giáo dục của tác giả bởi vì để có thể trưởng thành, sống tốt ngoài xã hội con người cần phải có cả trí tuệ với một cái đầu khai minh, cũng cần cả biết rung động với một trái tim xúc cảm và cuối cùng sức khỏe là thứ quan trọng nhất. Có thế thì đứa trẻ mới có thể khôn lớn, trưởng thành và tạo nên thành công.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm