Tôi được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục, nhiều đến mức tôi tin rằng từ bỏ, hoặc dừng lại, là một điều gì đó rất tệ. Tôi nghĩ mình PHẢI luôn cố gắng, PHẢI luôn nỗ lực, PHẢI luôn gồng mình và nếu tôi không đạt được một điều gì đó thì hẳn là tại tôi. Do tôi đã chưa cố gắng đủ nhiều. Với niềm tin đó, tôi đã cố gắng hết sức mình để giành lấy vị trí cao nhất trong trường học, trong những cuộc thi thố gần xa. Những năm tháng xuôi chèo mát mái trên ghế nhà trường càng khiến tôi ngày càng tin rằng, chỉ cần bạn có một kế hoạch, chỉ cần bạn cố gắng, chẳng có việc gì là không thể. Nhưng tôi sớm vỡ mộng khi bước ra khỏi môi trường học thuật. Mấy bận bị dồn ép, phải đối mặt với cả những tình huống quá sức chịu đựng, tôi nhận ra buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn so với sự theo đuổi, nhất là khi bạn phải buông bỏ những thứ mà xã hội cho rằng bạn cần níu giữ. Một cái ghế được nhiều người trọng vọng? Một lối sống nghiêm túc chừng mực? Một gia đình nề nếp con cái có đủ mẹ, đủ cha? Tôi ước gì cha mẹ đã dạy tôi rằng "Từ bỏ cũng là một lựa chọn CÂU 1: Khi “được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục”, “tôi” đã có những suy nghĩ gì? (1,0điểm) CÂU 2: Nêu tác dụng của những câu hỏi được dùng trong văn bản trên. (1,0điểm) CÂU 3: Xác định phép liên kết giữa hai đoạn văn trên. Phương tiện liên kết giữa hai đoạn văn này là gì? (1,0điểm) CÂU 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm “buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn so với sự theo đuổi” không? Vì sao? (1,0điểm) Mn chỉ giúp e với e cần gấp

2 câu trả lời

Câu 1:

... "Tôi" đã có suy nghĩ phải luôn nỗ lực, phải luôn cố gắng, phải luôn gồng mình và nếu "tôi" không đạt được 1 điều gì đó thì hẳn là tại tôi.

Câu 2:

   Những câu hỏi được sử dụng trong văn bản trên giúp chúng ta hình dung một cách rõ ràng hơn những vấn đề mà tác giả đang êề cập đến ở đây, giúp ta hiểu một cách chặt chẽ hơn.

Câu 3:

...phép liên kết giữa 2 đoạn văn trên là phép nối

 Phương tiện liên kết: Quan hệ từ "Nhưng".

Câu 4 :

    -Tôi đồng ý với ý kiến trên

    -Vì: Khi theo đuổi một mục đích, 1 ước mơ nào, chúng ta vừa phải có sức mạnh, nhưng cũng có cả sự đam mê, nỗ lực và cố gắng, giúp cho ta có thêm 1 nguồn sức mạnh lớn hơn nữa để chinh phục giấc mơ của mình. Thế nhưng, nếu ta buông bỏ, thì ta không chỉ phải từ bỏ những cố gắng , nỗ lực mình đã bỏ ra, mà còn phải bỏ ước mơ, hoài bão của bản thân, đó mới chính là thứ khiến chúng ta khó buông bỏ nhất.

                                    Chúc bạn học tốt!!!!

Tôi được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục, nhiều đến mức tôi tin rằng từ bỏ, hoặc dừng lại, là một điều gì đó rất tệ. Tôi nghĩ mình PHẢI luôn cố gắng, PHẢI luôn nỗ lực, PHẢI luôn gồng mình và nếu tôi không đạt được một điều gì đó thì hẳn là tại tôi. Do tôi đã chưa cố gắng đủ nhiều. Với niềm tin đó, tôi đã cố gắng hết sức mình để giành lấy vị trí cao nhất trong trường học, trong những cuộc thi thố gần xa. Những năm tháng xuôi chèo mát mái trên ghế nhà trường càng khiến tôi ngày càng tin rằng, chỉ cần bạn có một kế hoạch, chỉ cần bạn cố gắng, chẳng có việc gì là không thể. Nhưng tôi sớm vỡ mộng khi bước ra khỏi môi trường học thuật. Mấy bận bị dồn ép, phải đối mặt với cả những tình huống quá sức chịu đựng, tôi nhận ra buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn so với sự theo đuổi, nhất là khi bạn phải buông bỏ những thứ mà xã hội cho rằng bạn cần níu giữ. Một cái ghế được nhiều người trọng vọng? Một lối sống nghiêm túc chừng mực? Một gia đình nề nếp con cái có đủ mẹ, đủ cha? Tôi ước gì cha mẹ đã dạy tôi rằng "Từ bỏ cũng là một lựa chọn CÂU 1: Khi “được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục”, “tôi” đã có những suy nghĩ gì? (1,0điểm) CÂU 2: Nêu tác dụng của những câu hỏi được dùng trong văn bản trên. (1,0điểm) CÂU 3: Xác định phép liên kết giữa hai đoạn văn trên. Phương tiện liên k

Câu hỏi trong lớp Xem thêm