• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Và tôi sống như đoá hoa này Toả ngát hương thơm cho đời Sống với nỗi khát khao rằng Được hiến dâng cho cuộc đời Hôm nay dẫu có gian nan Thì ngày mai là ngày tươi sáng hơn Tôi sẽ viết nên câu chuyện của cuộc đời riêng tôi. Có loài hoa ở trên đồng xanh Cũng có loài hoa khọe sắc trên cành Mỗi loài hoa, mỗi sắc hương Không là hoa của những buồn lo Tôi là hoa của những nụ cười Cuộc sống của tới, yêu biết bao Dù rằng tôi vẫn biết Rằng gian khó đang chờ Rằng điều tôi bước tiếp con đường Này sẽ không dễ dàng (Trích lời bài hát: Sống như những đóa hoa – Tạ Quang Thắng) Câu 1: Cho biết cảm xúc chủ đạo của lời bài hát trên. Câu 2: Tìm ra biện pháp nghệ thuật chính của bài thơ trên và nêu tác dụng? Câu 3: Theo anh/chị, “đóa hoa" trong lời bài hát tượng trưng cho những điều gì? Câu 4: Nếu được chọn, anh/chị sẽ trở thành: “Một đóa hoa không nực rỡ nhưng tỏa mg sắc" hay “Một đóa hoa đẹp đề nhưng không có mùi hương"? Vì sao? LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm: aước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến" - Peter Marshall.

1 đáp án
79 lượt xem

I-ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.” (Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục – 2008, tr.198) Câu 1: Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Nội dung chính của văn bản trên. (0,5 đ) Câu 2: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn in đậm. (1đ) Câu 3: Văn bản cho thấy tình cảm, thái độ gì của tác giả đối với dòng sông Hương và xứ Huế? (0,5 đ) Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của dòng sông Hương vùng thượng lưu. (1 đ)

2 đáp án
116 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem

“Cuộc sống của người lái đò Sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một… Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng… Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền… Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược,…Nước bám lấy thuyền như túm lấy thắt lưng ông đò lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt… Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá…” Cảm nhận của anh/chị về sông Đà và hình tượng người lái đò sông Đà trong đoạn trích trên để thấy được công phu lao động nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

1 đáp án
128 lượt xem

Cảm nhận của anh(chị) về người lái đò trong đoạn trích: […]nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy ống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi nó mở ra năm cửa trận, có 4 cửa tử 1 cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như cưỡi hổ. DònG thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lê mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những buồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn 1 trùng vây thứ 3 nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng 3 này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái dược lượn được. Thế là hết thác[…]

1 đáp án
120 lượt xem

Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: THƯỜNG DÂN Nguyễn Long Đông thì chật, ít thì thưa Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân. Quanh năm chân đất đầu trần Tác tao sau những vũ vần bão giông. Khi làm cây mác cây chông Khi thành biển cả, khi không là gì Thấp cao đâu có hề chi Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi. Ăn của đất, uống của trời Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin Ồn ào mà vẫn lặng im. Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn. Chỉ mong ấm áo no cơm Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành. Hoà vào trời đất mà xanh. Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân. ( Bài thơ đoạt Giải nhất cuộc thi thơ lục bát báo Văn nghệ Trẻ năm 2003) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. Câu 2 (0,5 điểm). Tác giả đã phát hiện ra điều gì về thường dân trong những câu thơ sau? Khi làm cây mác cây chông Khi thành biển cả khi không là gì? Câu 3 (1,0 điểm). Anh / chị hiểu thế nào về hai câu thơ sau: Ăn của đất, uống của trời Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin Câu 4 (1,0 điểm). Cho biết quan điểm của anh / chị về thông điệp được gửi gắm trong hai câu thơ sau: Hoà vào trời đất mà xanh. Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về cách để thấu hiểu những mong đợi của người dân thường. mọi người giúp em với ạ :(((

2 đáp án
104 lượt xem

Tôi được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục, nhiều đến mức tôi tin rằng từ bỏ, hoặc dừng lại, là một điều gì đó rất tệ. Tôi nghĩ mình PHẢI luôn cố gắng, PHẢI luôn nỗ lực, PHẢI luôn gồng mình và nếu tôi không đạt được một điều gì đó thì hẳn là tại tôi. Do tôi đã chưa cố gắng đủ nhiều. Với niềm tin đó, tôi đã cố gắng hết sức mình để giành lấy vị trí cao nhất trong trường học, trong những cuộc thi thố gần xa. Những năm tháng xuôi chèo mát mái trên ghế nhà trường càng khiến tôi ngày càng tin rằng, chỉ cần bạn có một kế hoạch, chỉ cần bạn cố gắng, chẳng có việc gì là không thể. Nhưng tôi sớm vỡ mộng khi bước ra khỏi môi trường học thuật. Mấy bận bị dồn ép, phải đối mặt với cả những tình huống quá sức chịu đựng, tôi nhận ra buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn so với sự theo đuổi, nhất là khi bạn phải buông bỏ những thứ mà xã hội cho rằng bạn cần níu giữ. Một cái ghế được nhiều người trọng vọng? Một lối sống nghiêm túc chừng mực? Một gia đình nề nếp con cái có đủ mẹ, đủ cha? Tôi ước gì cha mẹ đã dạy tôi rằng "Từ bỏ cũng là một lựa chọn CÂU 1: Khi “được gia đình và trường học gieo vào đầu mình ý niệm về sự cố gắng theo đuổi, chinh phục”, “tôi” đã có những suy nghĩ gì? (1,0điểm) CÂU 2: Nêu tác dụng của những câu hỏi được dùng trong văn bản trên. (1,0điểm) CÂU 3: Xác định phép liên kết giữa hai đoạn văn trên. Phương tiện liên kết giữa hai đoạn văn này là gì? (1,0điểm) CÂU 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm “buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn so với sự theo đuổi” không? Vì sao? (1,0điểm) Mn chỉ giúp e với e cần gấp

2 đáp án
26 lượt xem