Giúp mình nha Phân tích nhân vật bà cụ tứ trong tác phẩm vợ nhặt_ qua đó em hiểu gì về tấm long người mẹ nghèo

2 câu trả lời

Tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân đã tạc lưu lại trong tâm trí người đọc không chỉ bởi một ấn tượng dễ gọi mang tên nỗi ám ảnh về cái đói, cái cùng của những người nông dân sống trong đêm trước Cách mạng. Những tháng ngày 1945 ấy, cái đói cứ bao vây nơi nơi, tưởng đâu đâu cũng ngửi thấy “mùi đói”

Làng quê chìm trong ko khí tang thương với tiếng quạ kêu quang quác, tiếng khóc hờ của những nhà có người chết đói và thân vận rẻ rúng của bao cảnh đời: người ta có thể nhặt được vợ giữa đường chợ chỉ với 4 bát bánh đúc và mấy câu đùa cợt…. Tạm gác lại cái cứu cánh nội dung ấy, lật giở lại tác phẩm và để lòng ta lắng lại với những dư vị của cảm xúc. Ta đã hiểu… Nếu như nói đến văn học là nói đến 1 phạm trù ko giới hạn của nghệ thuật, có khả năng gợi mở mọi chiều kích của các giác quan và trường liên tưởng, thì đây: với tác phẩm vợ nhặt này ta không chỉ biết đến 1 anh Tràng thô nhám, cục mịch mà có lúc ngượng nghịu, ngẩn ngơ như một đứa trẻ lớn hiền lành, 1 chị vợ “chao chát, chỏng lỏn” mà “hiền hậu, đúng mực”, ta còn biết đến 1 nhân vật nữa: một nhân vật giữ cho câu chuyện “Vợ nhặt” có chiều sâu, mang lại cho tác phẩm sự mặn mà, đằm thắm. Đó là nhân vật bà cụ Tứ. Càng đọc, càng ngẫm nghĩ, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng của người mẹ nông dân này.Nhà văn Tô Hoài có lần đã khẳng định: “Nhân vật là trụ cột của sáng tác, nhà văn trước tiên phải lo cho nhân vật của mình. Nhà văn nói bằng nhân vật, thông qua nhân vật, nhân vật là phương tiện để nhà văn thể hiện chủ đề và tinh thần tác phẩm”. Thì đây, nhân vật bà cụ Tứ đã cho ta hiểu bao điều về tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Bà chính là là linh hồn của tác phẩm, là hiện thân cho tình mẫu tử, là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp các bà mẹ Việt nam: rất nhân hậu, rất bao dung, giàu lòng nhân ái, thương con vô hạn, hết lòng vun đắp cho các con được hạnh phúc, khát khao sống, khát khao yêu thương và truyền được ngọn lửa sống ấy từ mình sang cho các con. Người mẹ già ấy phải chăng chính là ánh sáng của cả thiên truyện, lặng thầm đằng sau bóng tối bi thảm của những kiếp đời nghèo khổ. Ánh sáng ấy làm cho câu chuyện anh Tràng nhặt vợ trở nên thấm thía cảm động hơn, nâng truyện ngắn “Vợ nhặt” lên tầm cao, mang chiều sâu của 1 truyện ngắn “hiện thực – nhân bản”. Ta thấy cái nhìn đồng cảm xót thương của Kim Lân chứa chan, thấm đượm trong từng câu, từng chữ, từng chi tiết của bức tranh đời sống nạn đói năm Ất Dậu, đằng sau những giọt nước mắt, những lời độc thoại được chắt ra từ 1 tâm hồn cao đẹp. Và, có phải, thông qua hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, Kim Lân còn muốn ngầm đi đến 1 lý giải nguyên nhân: vì sao thời ấy dù Tràng và biết bao người như Tràng phải chịu muôn vàn nỗi cực khổ, đè nén nhưng vẫn vượt lên và còn có khả năng nghĩ tới những điều như: “Việt Minh, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới và đoàn người đi phá kho thóc”.

Bà cụ Tứ là mẹ của Tràng, một thanh niên có ngoại hình thô kệch nhà nghèo phải ở trong xóm ngụ cư, đã lớn tuổi mà chưa lấy được vợ nhưng đặc biệt tốt bụng, được mọi người yêu mến. Giữa lúc nạn đói đang hoành hành, khắp nơi người chết đói như ngả rạ, vì chiêu đãi không toan tính một cô nàng bốn bát bánh, được người ta theo về, Tràng có vợ.  Việc anh Tràng dẫn một người phụ nữ về nhà không chỉ khiến cả xóm ngụ cư ngạc nhiên mà chính người mẹ Tràng – bà cụ Tứ vô cùng sửng sốt:  “Bà cụ Tứ phấp phỏng bước theo Tràng vào nhà. Đến giữa sân bà đứng sững lại, bà càng ngạc nhiên hơn. Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Sao lại đứng ngay đầu giường thằng con trai mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục kia mà. Ai thế nhỉ?”.

 

Tràng vốn xấu trai, ế vợ vậy mà tự dưng dẫn ngay một cô vợ về giữa lúc đói kém, điều này khiến bà cụ Tứ ngạc nhiên, hàng loạt câu hỏi được đặt ra trong tâm trí của bà. Bà không tin vào mắt mình,  vào tai mình nữa: “Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà thấy mắt mình nhoèn đi thì phải. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu”.

 

Từ sự sửng sốt, bất ngờ, ngạc nhiên vì có một người phụ nữ theo con trai mình về làm vợ,  nhận mình làm mẹ, khi được Tràng giải thích, bà cụ Tứ hiểu ra đầu đuôi câu chuyện, tâm trạng bà cụ Tứ trở lên vô cùng phức tạp. Bà vừa mừng, vừa lo, vừa thương, vừa tủi. Bà mừng vì con trai mình đã có một người vợ, yên bề gia thất. Nhưng bà lão cũng lo lắng không biết liệu vợ chồng Tràng có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát. Với trách nhiệm của một người mẹ, bà lại thấy tủi: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái để mở mặt sau này. Còn mình thì… trong kẽ mắt kèm nhèm của bà cụ rỉ xuống 2 dòng nước mắt”. Thương con trai, bà lão cúi đầu nín lặng, lòng người mẹ nghèo ấy vừa ai oán vừa xót xa cho số kiếp con trai mình, rồi bà nghĩ đến ông lão, đến cô con gái út, đến cuộc đời bà, bà trăn trở cho vợ chồng Tràng, lấy nhau lúc này, liệu cuộc đời có hơn bố mẹ ngày trước?

 

Sở dĩ bà cụ Tứ có những tâm trạng phức tạp như trên là do xuất phát từ tấm lòng của một người mẹ hết mực thương con, hổ thẹn vì không làm tròn bổn phận, trách nhiệm với con cái. Nhưng trong cái buồn, cái tủi, cái lo lắng ấy của bà cụ Tứ, ta vẫn thấy sự lạc quan, niềm vui le lói, một niềm vui tội nghiệp. Bà vui trong ý nghĩ tốt đẹp về tương lai: “Rồi ra may mà ông giời cho khá (…) ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Trong bữa ăn sáng với con trai và con dâu, bà nói toàn chuyện vui sung sướng về sau. Bà vui trong công việc sửa sang vườn tược nhà cửa, bà lão dọn cỏ dại, quét tước nhà cửa, “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Bà vui vì nhà còn có bữa cơm sáng có nồi “chè khoán” nấu bằng cháo cám để ăn trong khi nhiều nhà cũng không có. Những niềm vui nhỏ bé,  người mẹ ấy cố thắp lên sưởi ấm lòng con, tiếp cho con sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai. Những niềm vui nhỏ ấy rất  mong manh nhưng vô cùng đáng trân trọng.

 

Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, nhân vật bà cụ Tứ xuất hiện gần về cuối tác phẩm nhưng được khắc họa đậm nét, thành công thông qua nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật. Ngôn ngữ nhà văn thể hiện chọn lọc, tinh tế, giàu hình ảnh, hành động phát triển phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật. Bà cụ Tứ là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh người mẹ nông dân Việt Nam nghèo khổ nhưng giàu lòng thương con, giàu đức hy sinh, vị tha. Nhân vật này tô đậm giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm, một nhân vật không thể thiếu tạo nên sự thành công của truyện ngắn “Vợ nhặt”.

CHÚC BN HỌC TỐT !

Câu hỏi trong lớp Xem thêm