Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người. Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

2 câu trả lời

** Dàn ý tham khảo

I.MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

          Nêu VĐNL, teích dẫn nhận định

II.TB

 1, Giaỉ thích

  - Tình huống truyện là gfi? Là sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo theo lối lạ hóa. Đó là môi trường , hoàn cảnh để nhân vật xuất hiện tính cách phát triển và dụng ý của nhà văn được bộc lộ sâu sắc.

  - Ý kiến đã nêu lên được cách xây dựng tình huống truywwnj độc đáo của nhà văn Kim Lân. 

2, Phân tích

 a, Phân tích tình huống truyện  BẤT THƯỜNG

 * Mở đầu truyện là bức tranh xám ngắt về ngày đói

* Đó là tình huống một anh cu Tràng nghèo khổ, ế trai, xấu vợ đang ngấp nghé bên bờ vực của cái chết vì đói khát lại nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp 1945

 - Thật ra ban đầu TRàng không chủ tâm tìm vợ,Tràng chỉ muôbs hò 1 câu để xua đi mệ mỏi trong người. Nhưng người đàn bà kia lại xông xáo đến đẩy xe thật 

- Ngày hôm sau gặp lại.: Trước mặt Tràng là người đàn bà gầy sọp, bị cái đói làm tàn hại cả nhan sắc lẫn tính cách. Tràng động lòng thương " Chậc kệ!". Tràng nư đã bỏ lại sau lưng mình tát cả nỗi sợ hãi để vun vén cho hạnh phúc của mình 

b, khát vọng bình thường mà chính đáng của con người. 

- Việc Tràng có vợ vừa tình cờ, ngẫu nhiên vừa có gì đó như là tất yếu, phải như thế và không thể khác được.

- Xóm ngụ cư le lói một niềm vui, thấp thoáng một sức sống.

- Khuôn mặt bủng beo của bà cụ Tứ bỗng nhiên rạng rỡ hẳn lên vì niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai của mình và các con.

- Chính Tràng cũng thấy bản thân thay đổi nhờ việc có vợ: anh cảm thấy hạnh phúc, thấy có trách nhiệm với gia đình.

- Người vợ nhặt: cảm giác rõ ràng mình đã bước ra khỏi cái chết để hướng về một tương lai tươi sáng.

4. Bình luận ý kiến trên:

- Ý kiến tập trung vào sự trái ngược giữa hai từ ngữ “bất thường” và “bình thường”. Hai từ tuy có ý nghĩa  trái ngược nhưng không loại trừ nhau, mà bổ sung ý nghĩa cho nhau để làm nổi bật tài năng của nhà văn Kim Lân. Sự bình thường và bất thường là một quy luật tất yếu và là cặp anh em song sinh không thể tách rời trong cuộc sống.

- Ý kiến này cũng giúp người đọc cảm nhận rõ sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn với những số phận bất hạnh trong nạn đói năm 1945, bởi chính Kim Lân cũng từng phải ăn cám trong năm đói đó. Qua đó, người đọc hiểu được cảm quan nhân đạo mà Kim Lân gửi gắm qua tác phẩm.

- Ý kiến này càng làm rõ được tài năng lựa chọn tình tiết, tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật và đặc biệt là đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo.

III. Kết bài:

- Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn, vừa đánh giá được tài năng của Kim Lân vừa làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

- Khẳng định sức sống mạnh mẽ và trường tồn của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam.

 ** Bài làm tham khảo

   Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hàn in trong tâm trí Kim Lân, một nhà văn hiện thức, có thể xem là con đẻ của ruộng đồng, một cpn người mọt lòng đi về với thuần hậu phong thủy ấy. Ngay sau khi Cách mạng kết thúc, ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết " Xóm ngụ cư". Khi hòa bình lập lại, nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn " Vợ nhặt" ra đời. Nhận xét về truyện ngắn này, có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người.

  Nhận định “ Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người” đã khẳng định thành công của nhà văn Kim Lân trong việc gây dựng lên tình huống đặc sắc, có thể nói đây là tình huống bất thường, có một không hai. Tuy nhiên thông qua tình huống ấy, Kim Lân đã làm nổi bật lên những giá trị nhân bản sâu sắc khi hướng đến những khát vọng bình thường nhưng chính đáng của con người.
  Tràng là một người đàn ông nghèo xấu xí, ngờ nghệch, sống tại xóm ngụ cư. Với hoàn cảnh hiện tại, có thể nói Tràng khó có thể lấy được vợ ngay trong hoàn cảnh thường, khi nạn đói xảy ra thì việc lấy vợ càng trở nên xa xỉ, tưởng chừng không thể thực hiện được. Thế nhưng, trước sự bất ngờ của tất cả người dân xóm Ngụ cư, trong sự ngỡ ngàng của bà cụ Tứ và của chính bản thân Tràng, người đàn ông xấu xí ấy lại vô tình “nhặt” được vợ khi nạn đói đang hoành hành dữ dội nhất.

Có thể nói, tình huống nhặt vợ ở đây là một tình huống bất thường, bởi trong nạn đói điều mà người ta quan tâm hàng đầu chính là miếng ăn để giành giật lại sự sống. Trong sự ám ảnh dữ dội của nạn đói, việc nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình cũng là một thử thách khắc nghiệt. Vậy mà khi nạn đói bùng nổ, bao trùm toàn bộ không gian thì Tràng lại lấy vợ, nghĩa là người đàn ông ấy đặt nhu cầu hạnh phúc, nhu cầu cao đẹp về tinh thần lên trên nhu cầu về sự sống. Khi nhặt vợ cũng có nghĩa Tràng chấp nhận mang theo gánh nặng gia đình, chấp nhận đánh cược cùng nạn đói để có được hạnh phúc bình dị của riêng mình.

Việc Tràng bỗng nhiên có vợ đã khiến cho người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cảm thấy lạ lùng, thích thú không biết nên buồn hay nên vui, nên mừng hay nên lo cho cuộc sống, tương lai của anh Tràng. Qua tình huống bất thường “nhặt vợ”, tác giả Kim Lân không chỉ thu hút được sự chú ý mạnh mẽ của độc giả, tạo nên nét đặc sắc riêng biệt cho tác phẩm mà thông qua tình huống ấy nhà văn đã thể hiện sự đồng cảm, trân trọng với những khát vọng bình thường mà chính đáng của con người.

Người vợ nhặt chấp nhận theo không một người đàn ông xa lạ về làm vợ để trốn tránh cái đói, ám ảnh của cái chết. Tuy nhiên, không chỉ có khát vọng được sống mà ở người đàn bà ấy còn có khát khao hạnh phúc, bởi nếu chỉ theo Tràng vì miếng ăn thì khi thấy gia cảnh nghèo khó của mẹ con Tràng có lẽ rằng người đàn bà ấy đã mắng vào mặt Tràng và bỏ đi. Anh Tràng người đàn ông nghèo khổ, xấu xí ngờ nghệch nhưng lại là người giàu tình thương và có khát vọng hạnh phúc, mong muốn có một mái ấm nhỏ của riêng mình. Hành động mua hai hào dầu trong đêm đầu tiên vợ về nhà đã thể hiện sự trân trọng của anh Tràng với người đàn bà cũng như đối với hạnh phúc của mình.

Khi nạn đói đang hoành hành dữ dội, ranh giới của sự sống và cái chết hết sức mong manh, cuộc sống của mẹ con Tràng cũng không phải ngoại lệ. Thế nhưng trong không gian ám ảnh của nạn đói, những nhân vật trong truyện đều hướng đến tương lai tươi sáng, đặc biệt thể hiện qua những lời nói của bà cụ Tứ. Người mẹ ấy luôn động viên các con chăm chỉ làm ăn, hướng các con đến những suy nghĩ tích cực của một tương lai tươi sáng. Việc người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc Nhật hay hình ảnh lá cờ đỏ xuất hiện trong suy nghĩ của Tràng cũng đã thể hiện được khát khao  về tương lai tươi sáng đầy chính đáng này.

Như vậy, thông qua một tình huống mang tính bất thường, tác giả Kim Lân đã thể hiện sự trân trọng với những khát khao bình thường mà chính đáng của những con người nghèo khổ. Trong cái đói, cái chết con người vẫn dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp, những khát vọng chính đáng về hạnh phúc, về sự sống của họ đã đẩy lùi ám ảnh của nạn đói.



Kim Lân nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam với “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy”, có sở trường trong mảng đề tài về nông thôn, nông dân Kim Lân không chỉ thể hiện được những sự kiện, hiện tượng nổi bật của xã hội Việt Nam xưa mà còn thể hiện được tinh thần nhân đạo sâu sắc. Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn đặc sắc thể hiện được tài năng cũng như tinh thần nhân đạo của Kim Lân. Tác phẩm đã dựng lên tình huống truyện đầy lạ lùng “nhặt vợ” qua đó thể hiện trọn vẹn tư tưởng chủ đề mà Kim Lân muốn truyền tải.

Tình huống truyện là hoàn cảnh, không gian, thời gian diễn ra những sự kiện đặc biệt, thông qua hoàn cảnh đó góp phần bộc lộ tính cách nhân vật cũng như nội dung tư tưởng của tác phẩm. Sáng tạo được những tình huống truyện độc đáo, đặc sắc, nhà văn có thể có thể tạo nên sức hút, sức hấp cho tác phẩm, kích thích trí tò mò, ham muốn khám phá của người tiếp nhận.

Trong tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người. Bắt đầu từ sự kiện nhặt vợ của anh Tràng, bức tranh về cuộc sống, con người, tình người cũng dần được hé mở, mang đến cho người đọc những rung động chân thành, khắc sâu được những ấn tượng về con người, tình người trong nạn đói.

 

Trong không gian ám ảnh của nạn đói, con người bị đẩy đến ranh giới mong manh của sự sống và cái chết. Mọi người đều bị nạn đói vắt kiệt sự sống, khung cảnh chết chóc diễn ra ở khắp nơi với những xác người nằm còng queo như ngả rạ. Xóm Ngụ cư nơi những con người nghèo khổ sinh sống cũng bị bao trùm bởi sự chết chóc, ảm đạm đến rợn người. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đầy u ám ấy, anh cu Tràng bỗng nhiên dẫn về người đàn bà lạ mặt khiến cho mọi người ai nấy đều bất ngờ.

Việc cưới vợ là việc lớn của cả đời người, nó có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng nhưng trong cái bấp bênh của sự sống, khi không ai dám đảm bảo sự sống cho chính mình thì việc dựng vợ gả chồng đã trở nên vô cùng lạ lùng, có thể mang đến bất ngờ cho cả người trong cuộc và ngoài cuộc.

Anh Tràng là người nhặt được vợ, cũng là nhân vật chính trong câu chuyện đầy lạ lùng của xóm Ngụ cư. Anh Tràng là người đàn ông xấu xí, thô kệch, gia cảnh nghèo hèn lại có gánh nặng gia đình. Có thể nói anh Tràng khó có thể lấy vợ trong hoàn cảnh thường, khi nạn đói xảy ra việc lấy vợ càng trở nên xa xỉ. Thế nhưng anh Tràng bất ngờ dẫn về một người vợ khiến cho ai nấy đều cảm thấy ngỡ ngàng, sau đó là những tâm trạng phức tạo vì không biết nên buồn hay nên vui, nên mừng hay nên lo.

Từ tình huống bất bình thường, tác giả Kim Lân đã thể hiện được những khát vọng hạnh phúc bình thường, chính đáng của những người dân lao động nghèo trước cách mạng tháng Tám. Trong nạn đói, khi sự sống mong manh nhưng Tràng và bà cụ Tứ vẫn quyết định cưu mang người đàn bà xa lạ, chấp nhận người đàn bà ấy để xây dựng hạnh phúc giản đơn nhưng ấp áp tình người.

Người vợ nhặt chấp nhận theo không một người đàn ông xa lạ về làm vợ để có chỗ nương tựa, có thể vượt qua những ngày đói khát khủng khiếp. Tuy nhiên, đó chỉ là động cơ bên ngoài bởi sức mạnh thôi thúc bên trong lại là khát khao hạnh phúc đến cháy bỏng, có lẽ Thị cũng như Tràng đều mơ ước về một mái ấm giản đơn nhưng hạnh phúc. Hành động nhặt vợ của anh Tràng ngỡ như liều lĩnh, bộc phát nhưng lại xuất phát từ khát vọng muốn được cưu mang, khát khao có một mái ấm hạnh phúc và muốn thay đổi cho cuộc sống vốn tẻ nhạt của mình.

Thông qua tình huống truyện mang tính bất thường, éo le, người đọc còn cảm nhận được hơi ấm của tình người giữa những con người nghèo khổ. Trong nạn đói, trong không khí chết chóc bao trùm, con người vẫn dành cho nhau những tình cảm chân thành, đáng quý ấm áp tình người.

Trong tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người, đồng thời qua truyện tác giả thể hiện được tình cảm thương yêu, giá trị trân trọng đối với những giá trị tốt đẹp của con người, kể cả khi đứng trên bờ vực của sự sống và cái chết.



Câu hỏi trong lớp Xem thêm