I-ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.” (Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục – 2008, tr.198) Câu 1: Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Nội dung chính của văn bản trên. (0,5 đ) Câu 2: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn in đậm. (1đ) Câu 3: Văn bản cho thấy tình cảm, thái độ gì của tác giả đối với dòng sông Hương và xứ Huế? (0,5 đ) Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của dòng sông Hương vùng thượng lưu. (1 đ)
2 câu trả lời
Câu 1
Văn bản trên được trích từ tác phẩm Ai đxa đặt tên cho dòng sông
Nội dung: Bài kí đã ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Hương với sức sống mãnh liệt, hoang dại, vẻ đẹp sử thi bi hùng. vẻ đẹp của thi ca. Từ đó, tác giả làm nổi bật vẻ đpẹ văn hóa,lịch sử, vẻ đẹp tâm hồn con người xứ Huế.
Câu 2
Em chép câu văn in đậm ra giúp chị nhé
Câu 3
Văn bản cho thấy niềm tự hào, tình yêu tha thiết của tác giả với dòng dông quê hương, với đất nước.
Câu 4
Vẻ đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên của sông Hương được thể hiện rõ nét qua vùng thượng lưu. Sông Hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn, một dãy núi lịch sử, anh hùng. Trong mối quan hệ này, sông Hương tựa như " một bản trường ca của rừng già" với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội. Khi " rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn", khi "mãnh liệt qua những ghềnh thác, khi" cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn,",lúc lại dịu dàng và say đắm giữa những " dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng". Cảnh đẹp của dòng sông ở thượng nguồn được tác giả khắc họa bằng những hình ảnh vừa ấn tượng vừa cổ kính hoang sơ, vừa tràn trề nhữ sống dưới bóng cây đại ngàn, ghềnh thác mãnh liệt, dặm dài chói lọi củađỗ quyên rùng. Đặc biệt, vẻ đẹp ấy được gọi tả qua các so sánh mới mẻ, độc đáo, táo bạo và vẫn thi vị nên thơ. Có lúc sông Hương như 1 cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại, có lúc lại mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của1 vùng văn hóa xứ sở. Nghệt huật so sánh kết hợp nhân hóa của HPNT không chỉ thể hiện cái tôi tài hoa độc đáo của người nghệ sĩ mà cond khẳng định vốn tri thức văn hóa lịch lã của nhà văn. Đồng thời giúp người đọckhám phá 2 nét tính cách đa dạng, phog phú của sông Hương: vừa phóng khoáng, man dại, tự do, vừa dịu dáng, chan chứa yêu thương như 1 người mẹ hiền của tri thức và trí tuệ. Phải chăng đó là sự trưởng thành của dòng sông qua tháng năm thăng trầm lịch sử, để rồi từ1 cô gái trong sáng, bản lĩnh đã trở thành ngươiì mẹ của vùng đất đế đô lịch sử cổ kính. Như vậy, HPNT đã tìm hiểu dòng sông từ nguồn cội, tìm hiểu vẻ đẹp trong phần tâm hồn sâu thẳm đem đến cho người đọc nhiều thông tin, tri thức vô cùng quý giá về sông Hương vùng thượng lưu cũng như bồi đắp cho tâm hồn bạn đọc niềm tự hào và tình yêu với dòng sông lịch sử này.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn vừa cầm bút vừa cầm súng, có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể văn bút kí, tùy bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,…
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết ở Huế ngày 4 – 1 – 1981, in trong tập sách cùng tên. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi chất trữ tình rất đậm, lối hành văn phóng túng và “cái tôi” của tác giả - một cái tôi tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của cảnh và người xứ Huế.
-
Khái quát: Nói tới sông Hương người ta thường có ấn tượng về sự bằng phẳng, êm đềm trong khung cảnh yên ả thanh bình của Huế. Riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường thì có cái nhìn khác, nhà văn không chỉ ngắm nhìn “khuôn mặt kinh thành” với vẻ đẹp sang trọng, cổ kính của sông Hương mà còn ngược dòng không gian, tìm về những cảnh rừng đại ngàn, khám phá vẻ đẹp bí ẩn, sức mạnh tiềm tàng được đóng kín trong tâm hồn sâu thẩm. Không chỉ phát hiện “sông Hương dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất” Hoàng Phủ Ngọc Tường còn đi sâu khám phá sông Hương ở cội nguồn. Nhà văn đặt sông Hương trong mối quan hệ với dãy Trường Sơn:
- Là bản trường ca của rừng già:
- Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên vẻ đẹp vừa hùng vừa trữ tình, mang một sức sống mãnh liệt. Qua đó nhà văn thể hiện cảm hứng cùng cái nhìn sâu sắc về cội nguồn.
- Hình ảnh so sánh ấy được đặt trong một câu văn dài, được chia làm nhiều vế, có sử dụng thủ pháp điệp cấu trúc (rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn/ mãnh liệt qua những ghềnh thác/ cuộn xoáy như những cơn lốc…) vừa để gợi dậy cái dư vang của trường ca, vừa tạo nên âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa rừng già.
- Như cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại:
Biện pháp nhân hóa đã gợi ra vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của dòng sông. Tính cách mạnh mẽ, phóng túng của những cô gái Digan ưa thích cuộc sống tự do, nay đây mai đó, xinh đẹp và bí ẩn, yêu thích nhảy múa, ca hát được gắn cho dòng sống hoang dã, khiến sông Hương khúc thượng nguồn càng trở nên quyến rũ say đắm.
- Chính rừng già đã hun đúc cho sông Hương bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng ấy. Rừng già là hình ảnh của những cánh rừng đại ngàn hoang sơ, bí ẩn, mênh mông. Hình ảnh đem đến sắc thái hoang dại cho dòng sông nơi thượng nguồn. Dòng sông khi trôi chảy trong lòng dãy Trường Sơn đã nhận vào nó tất cả những sắc thái phong phú đa dạng.
- Nhưng cũng chính rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của sông Hương - một sức mạnh hoang sơ, man dại, vừa sáng ngời rực rỡ, vừa khơi gợi quyến rũ, bí ẩn của người con gái trẻ còn năng động, hoạt bát. Nhà văn sử dụng những hình ảnh phong phú, ấn tượng làm hiện lên dòng sông Hương ở giữa lòng Trường Sơn với vẻ đẹp đầy nữa tính, đáng yêu, vừa hoang dại vừa tự do và tràn trề sức sống.
b. Sông Hương trên thủy trình trở về với vùng châu thổ êm đềm
- Khi ra đi khỏi rừng già, sông Hương cũng nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ của một vùng xử sở. Khi về với Huế - sự dịu dàng như cái bến bình yên sau những gian truân, vất vả của vùng thượng nguồn. Đến đây, sông Hương như người mẹ hiền từ, nhân hậu của những con người và vùng đất nơi đây. Nó mang vẻ đẹp bình lặng nhưng không nhạt nhẽo hời hợt; thâm trầm và sâu sắc
- Với biện pháp nhân hóa này, người con xứ Huế đã xem sông Hương như một đấng sáng tạo góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên, xứ sở. Đây là một phát hiện độc đáo về sông Hương chỉ có thể có ở một người gắn bó và am tường về mảnh đất cố đô.
- Bằng tình yêu và niềm tự hào với dòng sông quê hương, với trí tưởng tượng phong phú và khả năng khám phá tài tình, độc đáo, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông Hương trong vẻ đẹp nguyên sơ và đầy cá tính.
Với một lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng và giàu hình ảnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn từng bước đi của sông Hương. Mỗi đường đi nước bước của nó gắn với những địa danh khác nhau của xứ Huế đã được nhà văn giành cho một cách diễn đạt riêng. Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ tái hiện lại một cách chân thực dòng chảy tự nhiên trên bản đồ địa lí của dòng sông Hương mà quan trọng hơn là đã biến thủy trình ấy thành một hành trình của người con gái đẹp. Nhờ đó mà cùng với hành trình về xuôi của sông Hương, người đọc được đi từ hết phát hiện này sang ngạc nhiên khác.
c. Nhận xét của tác giả
- Nhà văn nhận xét dòng chảy của sông Hương ở thượng nguồn là “cuộc hành trình gian truân" không kém phần kì lạ và bí mật, vì nó đã đọng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khó trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
Hành trình khám phá sông Hương là hành trình kì bí, thú vị. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thật tài hoa khi ông đã sang tạo nên những liên tưởng, những so ánh, ẩn dụ và nhân hóa miêu tả vẻ đẹp mang tính lưỡng thể đầy tính nhân văn của dòng sông Hương giữa đại ngàn Trường Sơn. Tác giả đã nhắc khẽ mọi người “nếu chỉ mãi mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành cùa nó... sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua. .”. Suy tưởng ấy đã làm cho liên tưởng mà tác giả nêu lên thêm phần rung động thấm thía.
2. 2. Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện của nhà văn về dòng sông
- Nhà văn phát hiện dòng sông giống như một người con gái mang trong mình nhiều phẩm chất và vẻ đẹp tâm hồn: vừa mạnh mẽ sôi nổi, vừa đằm thắm, dịu dàng. Nhà văn phát hiện dòng sông giống như một cô gái Di – gan, một bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường: khám phá ra “phần đời” mà dòng sông không muốn bộc lộ: vẻ đẹp ở thượng nguồn với cảnh sắc thiên nhiên phong phú và đa dạng.
- Dòng sông được miêu tả với nhiều góc nhìn từ góc nhìn địa lí đến góc nhìn văn hóa. Gắn thủy trình của dòng sông với lịch sử hình thành của nền văn hóa xứ sở. Phải là một con người có vốn tri thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là phải có một tình yêu thiết tha, mãnh liệt với dòng sông Hương, với thành phố Huế, với quê hương xứ sở, nhà văn mới có được góc nhìn mới mẻ, độc đáo đến vậy.